Ổn Định Giá Tôm Nguyên Liệu

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.
Trong khi đó, tôm sú loại 20 con/kg cũng tăng lên mức 260 nghìn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 230 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên mức giá này vẫn chưa bảo đảm cho người nuôi có lãi, mà chỉ giữ mức hòa vốn. Chính vì vậy, bà con muốn tiếp tục giữ tôm để chờ giá. Song khó khăn hiện nay là giá thức ăn cho tôm.
Cụ thể, với diện tích thả nuôi khoảng 6.000 m2, thì mỗi ngày, người nuôi tôm phải bỏ ra gần hai triệu đồng chi phí thức ăn. Do đó, nhiều hộ không có khả năng tài chính, vẫn phải bán tôm để trang trải các chi phí.
Nếu giá tôm thời gian tới vẫn ở mức như hiện nay thì các hộ nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể sẽ dẫn đến tình trạng "treo ao". Ðó là chưa kể dịch bệnh trên tôm có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào là nguyên nhân tiềm ẩn cho sự thất bát.
Hiện tôm chân trắng và tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của ngành thủy sản nước nhà. Trong năm tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 63% so cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng 49% kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Người nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long mong muốn các ngành chức năng có giải pháp kịp thời ổn định giá tôm nguyên liệu.
Ðồng thời, theo dõi, nắm bắt sát nhu cầu thị trường để định hướng kế hoạch sản xuất cho người nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi, giúp người dân yên tâm sản xuất, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.