Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ôm Nợ Vì Cao Su

Ôm Nợ Vì Cao Su
Ngày đăng: 28/02/2014

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

Thua lỗ nặng nề

Năm 2007, vợ chồng anh Nguyễn Văn Lễ và Thái Thị Mai từ miền Bắc vào thôn Đăk Tâm, xã Đăk Drô lập nghiệp và mua được 2ha rẫy. Thấy người dân nơi đây phá bỏ cà phê, hoa màu để trồng cao su, anh cũng đầu tư trồng 700 cây trên diện tích 1,5ha. Sau 7 năm đầu tư, cao su bắt đầu cho mủ, anh Lễ tiến hành cạo bán với hy vọng thu lại vốn.

Ban đầu, anh mở miệng cạo trên 400 cây, tuy nhiên cây cao su cho mủ rất ít, mỗi ngày chỉ thu được từ 20-30kg. Cùng lúc này, giá mủ nước bị rớt thê thảm, từ 30.000-40.000 đồng xuống chỉ còn 9.000-10.000 đồng/kg. Mỗi ngày tiền thu về từ bán mủ được khoảng 300.000 đồng, trừ hết chi phí khoản tiền còn lại chưa đến 150.000 đồng. Chán nản, cuối tháng 2.2014, anh đã quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn cao su, cày xới lại đất, đào hố để chuẩn bị trồng cà phê.

Hôm chúng tôi đến thăm, nhìn cây cao su nằm ngổn ngang, chén đựng mủ, gông đỡ, dao cạo vứt khắp nơi quanh vườn, quanh nhà mà không khỏi xót xa. Hỏi anh Lễ sao không bán cây, anh cho biết cao su còn quá nhỏ nên thương lái cũng chẳng thèm mua, đành vứt đống quanh nhà chờ khô làm củi...

Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Hào cũng trồng hơn 1ha cao su và đang bước sang năm thứ 7. Cao su đã cho thu nhưng anh chưa dám cạo bởi thấy giá mủ nước quá thấp. Nhàn rỗi, anh chuyển sang đi thu mua mủ. Thời gian đầu nhiều vườn đồng loạt cạo nên việc mua mủ cũng khá thuận lợi, tuy nhiên do cao su cho mủ ít, giá lại xuống thấp nên các chủ vườn 2-3 ngày mới cạo 1 lần. Việc thu mua gián đoạn nên anh Hào cũng thôi nghề mua mủ.

Có thể chặt bỏ 30% diện tích

Theo ông Vũ Hoàng Phú, điệp khúc “trồng-chặt” xảy ra không chỉ riêng với cây cao su mà ở còn nhiều cây trồng khác. Bởi tâm lý người dân trồng theo phong trào, chạy theo lợi ích trước mắt, ngành nông nghiệp đã nhiều lần khuyến cáo, tuy nhiên vẫn chưa làm thay đổi được nhận thức người dân.

Ông Ninh Công Long - Trưởng thôn Đăk Tâm vừa nghe phóng viên đề cập đến cây cao su, ông đã lắc đầu ngao ngán bởi chính ông cũng đang “mắc kẹt” với 1ha cao su. Dù đã vào kỳ cho mủ nhưng ông không thèm cạo bởi cao su cho mủ rất ít, tiền bán mủ không đủ trả tiền công.

Theo ông Long, thôn Đăk Tâm có diện tích cao su lớn nhất trong xã với trên 50ha. Toàn bộ diện tích này được trồng từ năm 2007 và đều có chung đặc điểm là mủ ít, 1ha chỉ thu được 20-30kg.

Ông cho biết, hiện nhiều hộ đã rục rịch chặt bỏ cây cao su với hình thức cuốn chiếu hoặc chặt tỉa để trồng xen các loại cây khác. Họ chưa dám chặt bỏ một lần bởi còn nấn ná vì… tiếc. Bản thân ông Long cũng muốn chặt bỏ vườn cao su để chuyển sang trồng cà phê nhưng chưa dám, bởi ông là trưởng thôn, đang đi vận động bà con, nếu ông chặt bỏ bà con sẽ ồ ạt chặt theo ngay.

Theo ông Vũ Hoàng Phú – Phó phòng Nông nghiệp huyện Krông Nô, toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn được người dân trồng tự phát từ những năm 2000, trong đó các xã trồng nhiều là Nam N’Dir, Nâm Nung, Tân Thành, Đăk Drô, Đăk Mâm… diện tích trung bình mỗi xã từ 300 -1.000ha.

Theo quy hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh, đến năm 2020 diện tích cao su của huyện sẽ ổn định ở mức 7.000ha, nhưng hiện nay người dân đã trồng gần 6.000ha. Trong đó, khoảng 30% diện tích cao su sẽ có nguy cơ bị chặt bỏ bởi không hợp với thổ nhưỡng, cây cao su cho mủ rất ít, không mang lại hiệu quả kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Nông Nghiệp Tả Tơi Vì Hạn, Bão Lũ Nông Nghiệp Tả Tơi Vì Hạn, Bão Lũ

Trong tương lai gần nhiệt độ sẽ tăng lên từ 0,3-0,7 độ, và sẽ tăng 4 độ C trong cuối thế kỷ 21. Lượng mưa sẽ có thay đổi theo xu thế nóng lên toàn cầu...

29/08/2013
Bàn Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Nuôi Bàn Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Nuôi

Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.

31/08/2013
Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một” Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một”

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

31/08/2013
Hỗ Trợ Giống Ớt Ngọt Cho Nông Dân Hỗ Trợ Giống Ớt Ngọt Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp 64 ngàn cây giống ớt ngọt Hà Lan cho 20 hộ nông dân thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và Tà Nung.

31/08/2013
Tiêu Hủy Sắn Bị Rệp Châu Phi Tấn Công Tiêu Hủy Sắn Bị Rệp Châu Phi Tấn Công

Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.

31/08/2013