Ổi Sóc Trăng chỉ còn 500 đồng một kg

Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết, qua rà soát thống kê sơ bộ, hiện toàn huyện có khoảng 1.000 ha đất trồng ổi đang vào vụ thu hoạch, nhưng giá quá thấp khiến nhà vườn chán nản bỏ mặc, thậm chí chặt bỏ.
Hiện giá ổi được thương lái thu mua không đến 500 đồng một kg, cá biệt có nơi giá còn xuống thấp hơn do khó vận chuyển.
Nông dân Nguyễn Văn Đo than vãn: “Năm nay gia đình đầu tư hết vốn liếng vào gần 1ha đất trồng ổi, sản lượng vài chục tấn, đã đến đợt thu hoạch thì giá lại rớt thê thảm không tới 500 đồng một kg. Không riêng gì gia đình tôi, nhiều hộ dân trong huyện bỏ mặc ổi chín ngoài vườn không thu hoạch, một số hộ chặt bỏ để trồng cây khác”.
Theo các hộ trồng ổi ở huyện, các năm trước thị trường cũng có lúc lên xuống, nhưng giá cả không tới mức thê thảm và kéo dài như năm nay. Cùng kỳ năm trước, giá ổi thấp nhất cũng được khoảng 2.000 đồng một kg, còn nay với mức giá này, mỗi tấn ổi chỉ bán được khoảng 400.000 - 500.000 đồng, trong khi đó chi phí thuê người thu hoạch đã lên đến gần 200.000 đồng mỗi người một ngày công, chưa kể tiền phân thuốc, công cán, tiền bọc xốp quả…
Thậm chí, nếu trước đây khi ổi có giá, thương lái trực tiếp tìm đến vườn để thu mua. Bây giờ, các chủ vườn gọi điện tìm, họ không nghe máy, hoặc nếu đồng ý thu mua thì chỉ chọn trái tốt.
Phong trào trồng ổi ở huyện Kế Sách phát triển khoảng 10 năm nay, những năm đầu giá khá cao, có lúc đến 13.000 - 14.000 đồng một kg. Tuy nhiên mức giá này giảm dần khi diện tích tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.

Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.