Ổi Sóc Trăng chỉ còn 500 đồng một kg

Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết, qua rà soát thống kê sơ bộ, hiện toàn huyện có khoảng 1.000 ha đất trồng ổi đang vào vụ thu hoạch, nhưng giá quá thấp khiến nhà vườn chán nản bỏ mặc, thậm chí chặt bỏ.
Hiện giá ổi được thương lái thu mua không đến 500 đồng một kg, cá biệt có nơi giá còn xuống thấp hơn do khó vận chuyển.
Nông dân Nguyễn Văn Đo than vãn: “Năm nay gia đình đầu tư hết vốn liếng vào gần 1ha đất trồng ổi, sản lượng vài chục tấn, đã đến đợt thu hoạch thì giá lại rớt thê thảm không tới 500 đồng một kg. Không riêng gì gia đình tôi, nhiều hộ dân trong huyện bỏ mặc ổi chín ngoài vườn không thu hoạch, một số hộ chặt bỏ để trồng cây khác”.
Theo các hộ trồng ổi ở huyện, các năm trước thị trường cũng có lúc lên xuống, nhưng giá cả không tới mức thê thảm và kéo dài như năm nay. Cùng kỳ năm trước, giá ổi thấp nhất cũng được khoảng 2.000 đồng một kg, còn nay với mức giá này, mỗi tấn ổi chỉ bán được khoảng 400.000 - 500.000 đồng, trong khi đó chi phí thuê người thu hoạch đã lên đến gần 200.000 đồng mỗi người một ngày công, chưa kể tiền phân thuốc, công cán, tiền bọc xốp quả…
Thậm chí, nếu trước đây khi ổi có giá, thương lái trực tiếp tìm đến vườn để thu mua. Bây giờ, các chủ vườn gọi điện tìm, họ không nghe máy, hoặc nếu đồng ý thu mua thì chỉ chọn trái tốt.
Phong trào trồng ổi ở huyện Kế Sách phát triển khoảng 10 năm nay, những năm đầu giá khá cao, có lúc đến 13.000 - 14.000 đồng một kg. Tuy nhiên mức giá này giảm dần khi diện tích tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy chế biến tinh dầu quế xây dựng tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đi vào hoạt động mỗi năm sử dụng 10.000 tấn cành lá quế, tạo sự an tâm cho người trồng quế về thị trường đầu ra. Đây là “mắt xích” rất quan trọng tạo ra chuỗi khép kín trong quy trình trồng và tiêu thụ quế để cho thương hiệu quế Trà Bồng càng có điều kiện vươn xa.

Đợt lũ nghịch mùa cuối tháng 3.2015 khiến nhiều diện tích hoa màu hư hỏng. Bù lại, những ngày qua, người trồng đậu phụng đang vui mừng, phấn khởi vì đậu phụng vừa được mùa lại được giá.

Kể từ khi thành phố mở rộng, sáp nhập thêm các xã biển là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi xuất hiện thêm nghề biển. Với số lượng tàu thuyền, sản lượng đánh bắt chiếm đến 40% của cả tỉnh, TP Quảng Ngãi bây giờ đã trở thành “trung tâm” nghề biển…
Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa vụ, giống lúa như “trăm hoa đua nở”. Sự xuất hiện của quá nhiều giống lúa đã khiến người nông dân như lọt vào “ma trận”.

Dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ vì một số mặt hàng hải sản rớt giá, trong khi chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao.