Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom

Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!
Theo nông dân Võ Văn Sáu, ngụ ở xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thì mấy ngày nay, thương lái tới miệt này gom thịt ốc bươu vàng với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Trong khi đó, ngày thường, giá ốc thịt chỉ từ 7.000-11.000 đồng/kg. Theo ông Sáu, bình quân 10kg ốc bươu vàng còn vỏ cho khoảng 2kg ốc thịt.
Cũng theo ông Sáu, trong mùa lũ, ốc bươu vàng nhiều vô kể, lại dễ bắt nên người dân hồ hởi rủ nhau đi bắt ốc bán. Ở các xã vùng sâu tỉnh Hậu Giang, nhiều người nghèo đi bắt ốc bươu vàng ngày kiếm được 50.000-100.000 đồng/ngày.
Ông Nguyễn Ngọc Âm, ngụ xã Long Phú (huyện Long Mỹ), có cơ sở thu mua ốc bươu vàng cho biết, lúc trước ông mua ốc bán cho các hộ nuôi tôm càng xanh, ba ba thì một tháng trở lại đây chỉ gom ốc bán cho các lái.
Mỗi ngày, cơ sở của ông thu mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.
Hỏi ông Âm sao đột nhiên lái gom ốc bươu vàng, ông Âm lắc đầu, chỉ nghe lái nói gom thịt ốc xuất qua Trung Quốc, Đài Loan để chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm!
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết sở đang chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương nắm lại tình hình, số lượng thu mua ốc bươu vàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Giao, việc thương lái tìm mua ốc bươu vàng kéo theo nhiều người đi bắt ốc đã góp phần lợi cho nhà nông không tốn kém tiền mua hóa chất tận diệt chúng.
Nhưng mặt khác, cũng kéo theo hệ lụy xấu khi nhiều người hám lợi lén nuôi ốc bươu vàng bán cho thương lái vì loài này sinh trưởng rất nhanh. Cho nên vấn đề này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ
Có thể bạn quan tâm

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.