Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom

Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!
Theo nông dân Võ Văn Sáu, ngụ ở xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thì mấy ngày nay, thương lái tới miệt này gom thịt ốc bươu vàng với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Trong khi đó, ngày thường, giá ốc thịt chỉ từ 7.000-11.000 đồng/kg. Theo ông Sáu, bình quân 10kg ốc bươu vàng còn vỏ cho khoảng 2kg ốc thịt.
Cũng theo ông Sáu, trong mùa lũ, ốc bươu vàng nhiều vô kể, lại dễ bắt nên người dân hồ hởi rủ nhau đi bắt ốc bán. Ở các xã vùng sâu tỉnh Hậu Giang, nhiều người nghèo đi bắt ốc bươu vàng ngày kiếm được 50.000-100.000 đồng/ngày.
Ông Nguyễn Ngọc Âm, ngụ xã Long Phú (huyện Long Mỹ), có cơ sở thu mua ốc bươu vàng cho biết, lúc trước ông mua ốc bán cho các hộ nuôi tôm càng xanh, ba ba thì một tháng trở lại đây chỉ gom ốc bán cho các lái.
Mỗi ngày, cơ sở của ông thu mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.
Hỏi ông Âm sao đột nhiên lái gom ốc bươu vàng, ông Âm lắc đầu, chỉ nghe lái nói gom thịt ốc xuất qua Trung Quốc, Đài Loan để chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm!
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết sở đang chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương nắm lại tình hình, số lượng thu mua ốc bươu vàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Giao, việc thương lái tìm mua ốc bươu vàng kéo theo nhiều người đi bắt ốc đã góp phần lợi cho nhà nông không tốn kém tiền mua hóa chất tận diệt chúng.
Nhưng mặt khác, cũng kéo theo hệ lụy xấu khi nhiều người hám lợi lén nuôi ốc bươu vàng bán cho thương lái vì loài này sinh trưởng rất nhanh. Cho nên vấn đề này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 15/5 đến 30/6, đàn gia súc tại 35 xã, phường, thị trấn của các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc, Tân Châu (An Giang) sẽ được tiêm phòng vaccine lở mồm long móng miễn phí (đợt 1-2013).

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.