Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ồ Ạt Xây Nhà Nuôi Chim Yến

Ồ Ạt Xây Nhà Nuôi Chim Yến
Ngày đăng: 20/01/2014

Gần đây, ở huyện Thoại Sơn (An Giang) và một vài nơi khác mọc lên những ngôi nhà mới cao tầng, không để ở mà xây “lâu đài” cho chim yến trú ngụ với mục đích lấy tổ bán làm giàu.

Với giá bán từ 35 - 40 triệu đồng/kg đã làm không ít người bỏ ra nhiều tỷ đồng xây nhà nuôi chim yến. Thống kê cho thấy, trên địa bàn huyện Thoại Sơn hiện có 11 nhà nuôi chim yến, trong đó nhiều nhất ở thị trấn Óc Eo (5 nhà), xã Vọng Đông (3), thị trấn Núi Sập (2). Hộ Lê Phú Cường sở hữu 2 căn (ở xã Vọng Đông) với giá xây dựng khoảng 10 tỷ đồng và vẫn còn dự tính mở rộng quy mô nuôi. Anh Cường đang thuê một người giỏi về kỹ thuật nuôi chim yến ở Ninh Thuận vào để “giúp sức”. Do nghề này mới phát sinh nên hộ nuôi “kỳ cựu” nhất cũng chỉ vài tháng, trong khi để thu hoạch phải mất không dưới 2 năm.

Anh Lê Phú Cường cho biết: “Nghề nuôi chim yến lấy tổ phát triển từ lâu ở các tỉnh ven biển, vốn điều kiện không thuận lợi hơn miền ruộng lúa phì nhiêu như An Giang. Nuôi chim yến chỉ tốn đất xây dựng nhà, những khoản khác không đáng kể. Nhà nuôi chim yến phải mát (nhiệt độ 27 - 310C), độ ẩm 80 - 95%, ánh sáng râm, âm u và lúc nào cũng có máy “hát” cho chúng nghe”.

Anh Đỗ Văn Tùng, hộ nuôi chim yến khóm Bình Khánh 5, phường Bình Khánh (TP. Long Xuyên) bổ sung: “Phải cho loài chim này nghe ít nhất 3 loại nhạc. Đó là loại để trên nóc nhà phát “tín hiệu”, thứ hai là loại “gọi mời” và thứ 3 là “hát ru”. Chim yến non rất dễ dẫn dụ nhưng chim mẹ thì rất khó. Độ cao cho chim ở không quá cao, nhưng không được thấp hơn các nhà xung quanh, có lỗ thông gió, nơi ra vào, không khí ổn định, yên tĩnh, cửa đóng kín, trong nhà phải đóng các thanh ván từ 60-100cm không trơn láng để vợ chồng chim yến ở, đặc biệt không để nhà dột, gió lùa, nắng bên ngoài xuyên vào trong…”.

Hiện, 11 nhà nuôi chim yến đều có “quý nhân” vào trú ngụ. Căn nhà vừa xây xong của anh Cường mỗi nơi cũng có từ 20 - 30 cặp chim yến vào xây tổ. Anh Đỗ Văn Tùng cho biết: “Người anh ruột Đỗ Văn Hạp (phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên) chỉ dành 80m2 trên tầng 2 căn nhà nuôi yến, qua 3 năm khai thác, đến nay, mỗi tháng thu hoạch không dưới 2kg tổ yến nên tôi bỏ ra 1,2 tỷ đồng mua đất xây nhà, hiện có khoảng 20 cặp đang an cư.

Ngoài giá bán từ 35 - 40 triệu đồng/kg, phân chim yến cũng được đặt mua 100.000 đồng/kg để người nuôi mới tạo mùi hơi dẫn dụ chim vào ở. Mỗi tổ chỉ có 1 cặp trống mái, sau đó chúng sinh con rồi bay đi, chờ con lớn người nuôi mới đến thu hoạch và phải từ 100 - 120 tổ mới được 1kg. Đến nay, ở Long Xuyên có khoảng 5 hộ nuôi chim yến, các nơi khác chỉ có Thoại Sơn là nuôi nhiều nhất”.

Chủ tịch UBND thị trấn Óc Eo Võ Hoàng Tâm cho biết: “Đến nay, trên địa bàn có 5 hộ xây nhà nuôi chim yến nhưng địa phương chỉ quản lý việc xây dựng. Qua tìm hiểu thấy có chim giống như én bay về đậu, đứng gần nghe máy nhại tiếng chim kêu, còn chúng có làm tổ đẻ con, vô ở luôn hay bay đi thì không biết. Hiện, cũng chưa có phản ánh về tiếng ồn của máy hát dẫn dụ chim cũng như về vệ sinh môi trường…”.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Thoại Sơn Phan Thanh Tùng cho biết: “Nuôi chim yến lấy tổ trên địa bàn là nghề mới xuất hiện gần đây. Về khoa học, loại động vật hoang dã này là bộ phận quan trọng tạo cân bằng sinh thái.

Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, có giá trị kinh tế rất cao, song, nếu không có biện pháp xử lý dịch bệnh, quy hoạch vùng nuôi thì khi bùng phát dịch bệnh sẽ khó ngăn ngừa sự lây lan và phát sinh vấn đề môi trường. Dù Bộ NN-PTNT có thông tư quy định tạm thời về nuôi chim yến, nhưng do còn mới nên chúng tôi đang chờ hướng dẫn cụ thể hơn ở lĩnh vực trên về góc độ chuyên môn. Tuy nhiên, để phòng trừ dịch bệnh, chúng tôi cử cán bộ thú y vận động các hộ nuôi sử dụng thuốc để vệ sinh nơi chim yến ở, nhưng họ ngần ngại sử dụng, vì sợ chim bỏ đi”.

Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT, có hiệu lực ngày 6-9-2013 quy định: Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng NN-PTNT hoặc Phòng Kinh tế nơi có cơ sở. Cá nhân nuôi trước ngày thông tư này có hiệu lực phải khai báo chậm nhất ngày 30-10 hàng năm.

Người nuôi chim yến sử dụng âm thanh dẫn dụ, cường độ không được vượt quá 70 dBA trong khoảng thời gian từ 6-21 giờ, không được sử dụng từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Cơ sở nuôi phải thường xuyên thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng định kỳ, giám sát sức khỏe của đàn chim yến và bảo đảm môi trường sinh thái…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi tôm nước tĩnh Hiệu quả nuôi tôm nước tĩnh

Ngày 15/6, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Phòng Kinh tế, Hội Thuỷ sản TP Cà Mau tiến hành khảo sát tại hộ ông Quách Văn Tứ - bà Nguyễn Thị Ðào, là cặp vợ chồng tàn tật, ở ấp Thành Thưởng, xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu, thành công với mô hình nuôi tôm nước tĩnh cho hiệu quả cao.

29/06/2015
An Giang sản xuất, tiêu thụ cá tra tiếp tục gặp khó An Giang sản xuất, tiêu thụ cá tra tiếp tục gặp khó

Những tháng đầu năm 2015, giá cá tra có chuyển biến tích cực, dao động từ 23.000 - 24.000đ/kg, đảm bảo người nuôi có lãi. Diện tích thu hoạch cá tra 6 tháng đầu năm đạt 674 ha, tăng 2,5%, sản lượng đạt 130.342 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 năm 2015, giá cá tra nguyên liệu đột ngột giảm giảm, hiện chỉ còn từ 20.000 - 21.000 đ/kg, làm cho người nuôi cá tra lo lắng.

29/06/2015
An Giang có diện tích nuôi thủy sản tăng 7,2% An Giang có diện tích nuôi thủy sản tăng 7,2%

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.097 héc- ta (tăng 7,2% so cùng kỳ); thu hoạch 163.898 tấn (tăng 5,2% so cùng kỳ).

29/06/2015
Khai thác bền vững lợi thế hồ sông Đà để phát triển nghề cá Khai thác bền vững lợi thế hồ sông Đà để phát triển nghề cá

Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.

29/06/2015
Nuôi cá lồng, hướng đi mới cho nông dân Duy Ninh (Quảng Bình) Nuôi cá lồng, hướng đi mới cho nông dân Duy Ninh (Quảng Bình)

Những năm gần đây, người dân xã Duy Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã biết tận dụng mặt nước của sông Kiến Giang chảy qua địa phương để phát triển nghề nuôi cá lồng. Nghề nuôi cá lồng tuy mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống...

29/06/2015