Ồ Ạt Sản Xuất Lúa Siêu Trung Quốc Chất Lượng Chỉ Để Cho... Gà Ăn!

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).
Siêu năng suất?
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây giống lúa ML 202 (loại hạt tròn, có thời gian sinh trưởng khoảng 92 ngày) được gieo sạ nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên... Vài năm gần đây, giống lúa này lại được một số hộ dân vùng ĐBSCL mua về và không ngừng nhân rộng, nhất là ở tỉnh Vĩnh Long.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long), cho biết: Vụ hè thu năm 2014, toàn tỉnh có 5.300ha lúa ML202, chiếm 9,2% diện tích xuống giống.
Ông Trương Tấn Được - Trưởng phòng NNPTNT huyện Mang Thít, huyện có diện tích gieo sạ giống ML 202 lớn nhất tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Ban đầu chỉ có vài hộ gieo sạ. Thấy trúng quá, lúa dễ bán nên nhiều hộ khác làm theo. Theo cơ cấu, giống lúa chất lượng thấp mỗi vụ chỉ khoảng 10% diện tích gieo sạ, thế nhưng hiện giống ML202 đã chiếm tới hơn 30% diện tích, tập trung nhiều nhất là các xã Mỹ An, Hòa Tịnh, Long Mỹ, Chánh Hội…”.
Bà Lê Thị Lệ Hoa - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Hiệp (xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, Vinh Long), cho biết: “Cuối năm 2012, tôi mua giống ML202 từ tỉnh Bình Thuận. Sau khi gieo sạ thử, tôi thấy có thể đạt trên 1 tấn/công (1.000m2), tức có thể đạt tới 10 tấn/ha, nên tự nhân giống, cung cấp cho các địa phương trong tỉnh và các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh”.
Cũng theo bà Hoa, ngoài việc cho năng suất cao, lý do người dân chọn giống này sản xuất là vì dễ sản xuất, ít sâu bệnh, đặc biệt là dễ bán cho thương lái. “Dự kiến trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng thêm vùng sản xuất khoảng 100ha. Không riêng gì HTX của tôi mà có rất nhiều nơi nhân rộng loại lúa này để cung cấp cho người dân” - bà Hoa nói.
Dễ nhiễm sâu bệnh
Được biết, trước đây, người dân sản xuất lúa ML202 chủ yếu dùng để nuôi gà (nên người dân gọi là lúa gà), dần về sau này, có nhiều thương lái ở các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre biết đến và tìm mua để cung cấp cho các cơ sở sản xuất bột, làm hủ tiếu, bún, bánh canh, nấu rượu...
“Lúa ML202 có phẩm chất thấp nhưng trước mắt loại lúa này vẫn có đầu ra, không đủ số lượng cung cấp. Vì vậy, trong khi một số giống lúa chất lượng cao vẫn chưa chứng minh được tính bền vững thì khả năng nông dân mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ML202 là điều khó tránh khỏi” – bà Hoa nhấn mạnh.
Một số nông dân sản xuất giống lúa này cho biết, dù có phẩm chất thấp, lúa ML202 có rất nhiều ưu điểm hơn cả lúa IR50404 và các giống lúa có chất lượng cao. Thế nhưng, do không lấy giống trực tiếp từ nơi sản xuất (Bình Thuận), người dân phần lớn sử dụng giống từ vụ trước để sản xuất cho vụ lúa tiếp theo, dẫn đến bị thoái hóa giống, lẫn tạp khá nhiều, kéo theo đó là tình trạng rầy nâu và một số bệnh khác xuất hiện ngày càng cao.
Tuy nhiên, theo ông Trương Tấn Được, người dân không nên mở rộng diện tích giống này vì đầu ra chưa đảm bảo, chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái. Hơn nữa nhu cầu làm bánh, làm bột đối với loại lúa này cũng không cao.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Hiện nay, lúa ML202 đang được sản xuất nhiều ở Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre. Loại lúa có phẩm chất thấp này có năng suất và giá bán rất cao, cao hơn cả lúa có chất lượng cao đang được trồng ở địa phương. Vì vậy, được người dân xem như là lúa đặc sản. Song ông Liêm cũng cho rằng không thể cấm người dân sản xuất được mà chỉ không khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất.
PGS - TS Nguyễn Ngọc Đệ - Phó Trưởng khoa Phát triển nông thôn (Trường ĐH Cần Thơ), cho rằng: “Không nên sản xuất lúa có phẩm chất thấp. Nếu muốn chọn giống mới thay cho IR50404 thì phẩm chất phải cao hơn để giúp cho việc tiêu thụ gạo dễ hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN đã đưa tin loài dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV, Trường ĐH Cần Thơ xác định đó là sâu đục trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.

Những ngày qua, giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên đã tăng vượt mốc 43 triệu đồng/tấn. Ngày 28.5, giá cà phê nhân xô ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông từ 43,1 - 43,2 triệu đồng/tấn, ở Gia Lai 43 triệu đồng/tấn.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) thuộc sở KH-CN Hòa Bình, nông dân xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đưa mạnh cây su su vào cơ cấu cây trồng ở địa phương. Kết quả, cây su su đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từng bước ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.

Ông Dương Văn Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết kết quả khảo sát tại ĐBSCL cho thấy, người nuôi cá tra đang gặp khó khăn rất lớn. Hiện mỗi 1 kg cá tra thành phẩm, người nuôi lỗ 3.000 đồng, trung bình 1 ha nuôi cá tra lỗ 1 tỷ đồng. Hiện rất nhiều doanh nghiệp cần bán sản phẩm để thu hồi vốn vì thế phải hạ giá bán, do đó giá cá nguyên liệu giảm theo.