Nutrafito Plus phòng bệnh cá tra

Đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) cùng các DN chế biến, XK cá tra, đại lý và hơn 50 nông dân nuôi cá tra quy mô lớn ở ĐBSCL tới dự.
Ông Vương Văn Sự, GĐ Cty Vương Sơn cho biết, ngành cá tra đang gặp nhiều khó khăn bởi đầu vào quá cao, giá bán lại thấp khiến người nuôi khó có lãi. Để giảm giá thành đầu vào nhất là thức ăn, thuốc thú y thủy sản, Cty đưa ra sản phẩm Nutrafito Plus nhằm phòng bệnh cá tra, tiết kiệm chi phí cho người nuôi.
Nutrafito Plus là sản phẩm của Cty SesertKing SX tại Mỹ. Cty Vương Sơn là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Đây là sản phẩm hữu cơ được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, nhằm giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, giảm tiêu tốn thức trong nuôi trồng thủy sản.
Đồng thời kích thích tăng trưởng, giúp thủy sản giảm ký sinh, kháng viêm, tăng sức đề kháng…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò lai Sind đã được người nông dân trong toàn tỉnh Quảng Bình “ưa chộng” vì không những thời gian sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật, mà giá thành bán ra thị trường cũng cao hơn nhiều so với bò thường. Chăn nuôi bò lai được xem là hướng đi thích hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống cho người nông dân.

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Để kịp thời tái tạo và bổ sung nguồn lợi này, Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện gần 2 năm qua, nhưng để được kết quả như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm.

Trái với mong đợi của nhà nông, sau khi xịt thuốc dưỡng lúa hiệu “9 trong 1” do Công ty Hóa nông lúa vàng sản xuất, nhiều đồng lúa ở ấp Đòn Dong (xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nguy cơ thất thu nặng… Chuyện xảy ra khoảng hơn nửa tháng nay.

Sau 10 năm vất vả làm ăn, trồng đủ loại cây mà kinh tế gia đình vẫn khó khăn. Anh khăn gói vào Nam làm ăn và tìm hiểu những kinh nghiệm trồng cây TLRĐ ở tỉnh Tiền Giang. Năm 2009, anh trở về và đầu tư gần 150 triệu đồng làm đường, đưa các cột bê tông lên khu vườn, kéo điện, đường nước bắt đầu trồng thử nghiệm cây TLRĐ.