Nuôi Vịt Trời - Nghề Mới Ở Phương Nam (Quảng Ninh)

Khi bé, tôi rất ấn tượng với câu chuyện kể về một anh chồng ngốc học đòi buôn bán, bỏ tiền ra buôn vịt trời để rồi mất tiền oan. Trong suy nghĩ của tôi vịt trời là của trời. Bởi vậy nên tôi rất ngạc nhiên khi đồng chí Bùi Hải Trường - Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) giới thiệu với tôi về “tương lai sáng” của nghề nuôi vịt trời trên địa bàn phường.
“Nói có sách, mách có chứng”, chúng tôi được đồng chí Bí thư Đảng uỷ phường dẫn tới thăm mô hình nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam. Đây là khu mặt nước rất rộng, vị trí thả vịt trời mặc dù có lưới bao xung quanh nhưng một số con vịt trời vẫn bay vù vù, vượt qua lưới xa đến hàng trăm mét.
Thế nhưng ông chủ đầm không hề lo lắng, anh Khanh khẳng định: Chúng bay thế nhưng không sợ mất, chốc chúng lại bay về đúng vị trí này để nhập đàn thôi. Giống như nhiều loài vật khác, vịt trời sau quá trình được con người nuôi dưỡng, thuần hoá sẽ giảm bớt khả năng hoang dã. Nhớ thức ăn, nhớ đàn, nhớ chuồng, vì vậy dù có tách đàn bay đi xa nhưng vẫn bay về chỗ cũ.
Anh Khanh biết đến mô hình nuôi vịt trời sau khi cùng đoàn cán bộ phường Phương Nam thăm mô hình nuôi vịt trời tại tỉnh Bắc Giang. So sánh điều kiện chăn nuôi tại Bắc Giang, anh Khanh cho rằng Phương Nam hoàn toàn có thể phát triển mô hình này, thậm chí điều kiện nuôi còn thuận lợi hơn.
Bởi các mô hình tại Bắc Giang chủ yếu nuôi vịt trời trong những ao đầm nước ngọt, địa hình tương đối bằng phẳng, trong khi đó Phương Nam có diện tích mặt nước lợ rộng lớn và địa hình nhiều lau sậy. Có nghĩa nguồn thức ăn tự nhiên sẽ phong phú hơn và không gian sống cũng giống với không gian tự nhiên hơn, từ đó con vịt trời sẽ khoẻ mạnh, chất lượng thịt, trứng ngon hơn.
Bởi vậy, tháng 7-2014, anh Khanh đã quyết định đặt mua 500 con giống tại Bắc Giang với giá 60.000 đồng/con về nuôi. Tuy nhiên do điều kiện con giống còn non, hơn nữa lại chuyển từ điều kiện nuôi ở nước ngọt sang nước lợ nên sau đó ít lâu một số con giống đã bị chết.
Không nản chí, anh Khanh tiếp tục đặt mua lứa giống thứ hai với 300 con. Rút nghiệm nghiệm từ lần trước, lần này con giống được chăm sóc kỹ càng hơn, đảm bảo các điều kiện về thức ăn và vacxin phòng bệnh từ khi còn bé đến khi thả ra mặt nước.
Anh Khanh cho biết: So với vịt nhà, vịt trời khoảng 2 tháng đầu có sức sống yếu hơn. Đây là giai đoạn con vịt cần được chú ý nhất, cứ qua giai đoạn này là vịt chắc chắn phát triển tốt. Đặc biệt trong hai tháng đầu này anh cho vịt ăn cám công nghiệp, tiêm đủ 3 loại vacxin phòng bệnh (bệnh gan, tụy và tăng sức đề kháng), khi vịt cứng cáp, sức khoẻ ổn định mới thả xuống nước…
Bởi vậy số vịt non bị chết đã giảm đi rất nhiều, đồng thời con vịt cũng được thuần hoá gần giống như vịt nhà. Sau hai tháng đầu, con vịt trời rất khoẻ và tinh nhanh, ít phải chăm sóc, thức ăn chủ yếu là thóc và hải sản tự nhiên nhưng lại lớn rất nhanh, có thể tăng từ 0,6 - 0,8kg.
Tính cả chu trình phát triển (khoảng 5 tháng), mỗi con có thể đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg, giá bán tại đầm đạt 300.000 đồng/kg. Đến thời điểm hiện nay, gia đình anh Khanh đang có khoảng 600 vịt thương phẩm, đạt giá trị 180 triệu đồng, trừ chi phí về giống, thức ăn, chăm sóc (kể cả số vịt giống bị chết) cũng cho thu lời gần 50 triệu đồng mỗi lứa.
Từ hiệu quả trông thấy này, anh Khanh đang ấp ủ ý tưởng nhân rộng đàn vịt trời. Anh đang đầu tư cho đàn vịt đẻ và tiến tới trang sắm máy móc, chuồng trại để cho ấp nở vịt giống tại chỗ vừa đáp ứng nhu cầu của trang trại vừa bán ra thị trường.
Anh Khanh khẳng định: Mô hình nuôi vịt trời ở Phương Nam rất khả quan bởi có môi trường lý tưởng và đầu ra rộng mở. Hiện cung không đủ cầu, thương lái đến tận đầm mua với giá 300.000 đồng/con nhưng giá vịt trời đã qua chế biến tại các nhà hàng lên đến 800.000 đồng/con.
Tuy nhiên, đây là mô hình mới, giá trị đầu tư khá lớn, bởi vậy để mô hình trở thành hàng hoá có giá trị, Phương Nam trở thành khu thâm canh vịt trời theo đúng định hướng của phường thì rất cần được các đơn vị chuyên môn hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tạo điều kiện về vay vốn phát triển sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Đó là hướng đi của một số hộ nông dân ở các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu mà còn bảo đảm môi trường sản xuất, sinh hoạt.

Có thể nói, hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng so với các loại cây trồng khác nên diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai không ngừng được mở rộng. Thực tế trên cũng đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có câu hỏi cây hồ tiêu phát triển ồ ạt như hiện nay là lợi hay hại?

Sau 6 năm (từ năm 2002 - 2008) miệt mài nghiên cứu, lai, chọn tạo, khảo nghiệm, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An (thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên) đã cho ra đời hai giống lúa PY1 và PY2. Đến nay, hai giống lúa này đã trở thành bộ giống chủ lực trong cơ cấu giống của nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm tại Phú Yên.

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…