Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao

Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.
Vừa học, vừa làm và đúc kết kinh nghiệm, anh đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản từ ấp nở, tiêm phòng, chăm sóc. Với hơn bốn sào diện tích mặt nước, thời kỳ cao điểm gia đình anh Dần nuôi vài nghìn con. Nhờ nuôi vịt trời, anh có thêm thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/tháng. Không chỉ bán vịt thương phẩm, anh còn cung ứng con giống cho người dân các vùng phụ cận.
Theo chia sẻ của anh Dần, nuôi vịt trời không khó. Vịt trời có đặc tính bay rất giỏi nên phải cho quây lưới kín chung quanh khu vực nuôi. Sức đề kháng của chúng cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, để hạn chế bệnh tật và nâng cao tỷ lệ sống cho loài thủy cầm này, cần phải tiêm phòng đầy đủ. Thức ăn dành cho vịt trời chủ yếu là ngô, cám. Lúc vịt nở, cho chúng ăn cám của gà con. Sau 20 ngày, cho vịt ăn cám của vịt đẻ trứng. Tới tháng thứ ba, chỉ cho ăn thóc. Sau khoảng bảy tháng chăm sóc, đàn vịt có thể xuất bán. Mỗi con vịt trưởng thành nặng khoảng trên dưới 1 kg với giá bán bình quân từ 200 đến 250 nghìn đồng. Trung bình mỗi năm, một con vịt trời đẻ được khoảng 100 trứng. Tỷ lệ ấp trứng nở đạt hơn 80%.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở tỉnh Bắc Giang đã tận dụng diện tích ao hồ để chăn thả vịt trời. Các hộ dân cho biết, sản lượng vịt trời hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Vịt trời có đuôi cong vút, cổ xanh biếc, mỏ đỏ, mầu lông thẫm. Với đặc tính xương nhỏ, thịt chắc và không hôi, vịt trời rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến thời kỳ xuất bán, thương lái đến tận nhà mua hoặc đặt hàng từ trước với các cơ sở chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.