Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học: Năng Suất 260 Trứng/con/năm

Ngày 31/10, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Phú Yên (Sở NN-PTNT) tổ chức tổng kết mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) tại xã Hòa Xuân Đông (Đông Hòa).
Mô hình nuôi vịt sinh sản ATSH do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2013 tại 4 hộ nuôi thuộc xã Hòa Xuân Đông. Tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi được hỗ trợ 500 con vịt giống Khaki Campbell thuần chủng, một phần chi phí thức ăn, thuốc tiêu độc sát trùng và được tập huấn kỹ thuật nuôi, các biện pháp xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại… theo hướng bán công nghiệp.
Qua theo dõi, mô hình cho kết quả: Tỉ lệ vịt nuôi sống đạt 96%, tỉ lệ vịt bước vào đẻ đạt 85%, tỉ lệ cho trứng khoảng 90%, trọng lượng vịt mái khi bắt đầu sinh sản khoảng 1,7kg, năng suất trứng bình quân khoảng 260 trứng/con/năm. Trừ chi phí, bình quân mỗi hộ nuôi vịt tham gia mô hình thu lãi khoảng 32 triệu đồng (500 con giống, với giá 2.500 đồng/trứng). Thông qua mô hình, các hộ chăn nuôi vịt được tiếp cận với hình thức nuôi vịt ATSH theo hướng bán công nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường và tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.

Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.