Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.
Mô hình có quy mô 2.500 con giống Super M, được triển khai tại xã Hiên Vân - Tiên Du (1.250 con); xã Đông Thọ - Yên Phong (1.250 con). Đây là năm thứ 3 mô hình được thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Trước khi triển khai mô hình, các hộ đã được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và được hỗ trợ 100% con giống, 30% giá thức ăn, vacxin, hoá chất sát trùng. Do tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn nên đàn vịt có tỷ lệ nuôi sống 98,3%, đến nay sau 30 ngày nuôi, trọng lượng trung bình đạt từ 0,8 - 1 kg/con.
Vịt Super M có ưu điểm chống chịu bệnh tốt, nuôi mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương. Mô hình đang được tiếp tục chỉ đạo kỹ thuật để đàn vịt sinh trưởng, phát dục đạt kết quả tốt.
Có thể bạn quan tâm

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.

Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.