Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trùn Quế, Hướng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Thôn

Nuôi Trùn Quế, Hướng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Thôn
Ngày đăng: 31/07/2013

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.

Qua 1 năm triển khai cho thấy, ngoài việc giúp người dân nâng cao nhận thức về áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, dự án còn góp phần giúp người dân biết cách chăn nuôi theo hướng “sạch - an toàn - bền vững - bảo vệ môi trường”, để cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Diện, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư huyện Ninh Phước, kiêm Chủ nhiệm dự án cho biết: Dự án đã chọn 4 hộ là: Mang Ngọc ở thôn Liên Sơn 2; Nguyễn Văn Thương, thôn Liên Sơn 1; Hồ Trung Sơn, thôn Bảo Vinh và Trương Chúng, thôn Phước An 2 để triển khai mô hình.

Ngoài việc hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi với diện tích 50 m2/hộ, dự án còn cung cấp giống trùn “sinh khối”, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật nuôi: Trước khi thả trùn giống “sinh khối” khoảng 2-3 ngày cần trải đều một lớp phân bò tươi dày khoảng 8 – 10 cm vào trong bể nuôi. Mật độ, lượng giống “sinh khối” khi thả nuôi chỉ được dao động từ 15 – 40 kg/m2.

Trong quá trình thả và ngay sau khi thả xong, nếu phát hiện trùn bị chết, hoặc quá yếu, màu sắc nhợt nhạt thì phải nhặt bỏ, sau đó dùng tấm phủ đậy lên trên bề mặt bể nuôi và tưới nước đều lên toàn bộ bề mặt tạo môi trường nuôi có độ ẩm thích hợp khoảng 70 – 75%... Nhờ đó, bà con đã tiếp cận được cách nuôi rất nhanh.

Trong số 4 hộ được chọn để triển khai mô hình, hiện chuồng nuôi của gia đình anh Hồ Trung Sơn, ở thôn Bảo Vinh được đánh giá là đạt hiệu quả cao nhất và đến nay đã cho khai thác được gần 3 tháng. Tại thời điểm tháng 10, khi chúng tôi đến thăm mô hình, gia đình anh Sơn đã thu hoạch được 5 đợt với sản lượng 40 kg trùn thịt và 2,5 tấn phân trùn tươi.

Sau khi trừ chi phí sản xuất, anh thu lãi được gần 10 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, anh Sơn cho biết: Kỹ thuật chăm sóc trùn quế không khó nhưng quan trọng là mình phải theo dõi sát sao để điều tiết độ ẩm, ánh sáng… phù hợp cho trùn phát triển tốt. Sau 6 tháng nuôi thì trùn trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch.

Thời gian thu hoạch của trùn đã trưởng thành rất nhanh, cứ hơn 1 tháng cho thu hoạch 1 lần theo hình thức cuốn chiếu từng ô, nên cũng thuận lợi cho việc xoay vòng vốn. Anh Sơn còn cho biết thêm, thức ăn của trùn quế cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là phân bò tươi thu mua từ các chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh. Ngoài ra, phân của trùn quế còn dùng để làm phân bón cho các loại cây cảnh, trồng rau... rất được thị trường ưa chuộng.

Điều đáng mừng cho các hộ nuôi trùn quế đó là hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ trùn quế như: thịt trùn, phân trùn, giống sinh khối rất “hút hàng”, vì thế các hộ nuôi trùn luôn có đầu ra ổn định. Riêng đối với các hộ nuôi thuộc dự án thì trùn quế sau khi thu hoạch sẽ được Công ty TNHH Phân bón Vi sinh trùn quế Vạn Long ký kết hợp đồng thu mua với giá 70.000 đồng/kg trùn thịt tươi và 1.500 đồng đối với phân trùn tươi.

Từ kết quả khả quan của mô hình, cộng với đặc tính dễ nuôi, công đầu tư chăm sóc ít, đặc biệt quá trình phát triển đàn nhanh, ít bệnh tật, nguồn thức ăn dồi dào, đầu ra sản phẩm thuận lợi như hiện nay, dự kiến thời gian tới dự án sẽ tiếp tục nhân rộng thêm khoảng 50 hộ dân địa phương, nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân theo hướng ngày một đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.

27/02/2014
Máy Bẫy Cá Chình Máy Bẫy Cá Chình

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...

27/02/2014
Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

27/02/2014
Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản Cần Có Sự Đầu Tư Tổng Thể Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản Cần Có Sự Đầu Tư Tổng Thể

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

27/02/2014
Sản Xuất Cá Tra Tiếp Tục Gặp Khó Sản Xuất Cá Tra Tiếp Tục Gặp Khó

Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.

27/02/2014