Nuôi Trùn Quế, Hướng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Thôn

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.
Qua 1 năm triển khai cho thấy, ngoài việc giúp người dân nâng cao nhận thức về áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, dự án còn góp phần giúp người dân biết cách chăn nuôi theo hướng “sạch - an toàn - bền vững - bảo vệ môi trường”, để cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Kỹ sư Nguyễn Hữu Diện, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư huyện Ninh Phước, kiêm Chủ nhiệm dự án cho biết: Dự án đã chọn 4 hộ là: Mang Ngọc ở thôn Liên Sơn 2; Nguyễn Văn Thương, thôn Liên Sơn 1; Hồ Trung Sơn, thôn Bảo Vinh và Trương Chúng, thôn Phước An 2 để triển khai mô hình.
Ngoài việc hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi với diện tích 50 m2/hộ, dự án còn cung cấp giống trùn “sinh khối”, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật nuôi: Trước khi thả trùn giống “sinh khối” khoảng 2-3 ngày cần trải đều một lớp phân bò tươi dày khoảng 8 – 10 cm vào trong bể nuôi. Mật độ, lượng giống “sinh khối” khi thả nuôi chỉ được dao động từ 15 – 40 kg/m2.
Trong quá trình thả và ngay sau khi thả xong, nếu phát hiện trùn bị chết, hoặc quá yếu, màu sắc nhợt nhạt thì phải nhặt bỏ, sau đó dùng tấm phủ đậy lên trên bề mặt bể nuôi và tưới nước đều lên toàn bộ bề mặt tạo môi trường nuôi có độ ẩm thích hợp khoảng 70 – 75%... Nhờ đó, bà con đã tiếp cận được cách nuôi rất nhanh.
Trong số 4 hộ được chọn để triển khai mô hình, hiện chuồng nuôi của gia đình anh Hồ Trung Sơn, ở thôn Bảo Vinh được đánh giá là đạt hiệu quả cao nhất và đến nay đã cho khai thác được gần 3 tháng. Tại thời điểm tháng 10, khi chúng tôi đến thăm mô hình, gia đình anh Sơn đã thu hoạch được 5 đợt với sản lượng 40 kg trùn thịt và 2,5 tấn phân trùn tươi.
Sau khi trừ chi phí sản xuất, anh thu lãi được gần 10 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, anh Sơn cho biết: Kỹ thuật chăm sóc trùn quế không khó nhưng quan trọng là mình phải theo dõi sát sao để điều tiết độ ẩm, ánh sáng… phù hợp cho trùn phát triển tốt. Sau 6 tháng nuôi thì trùn trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch.
Thời gian thu hoạch của trùn đã trưởng thành rất nhanh, cứ hơn 1 tháng cho thu hoạch 1 lần theo hình thức cuốn chiếu từng ô, nên cũng thuận lợi cho việc xoay vòng vốn. Anh Sơn còn cho biết thêm, thức ăn của trùn quế cũng rất dễ kiếm, chủ yếu là phân bò tươi thu mua từ các chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh. Ngoài ra, phân của trùn quế còn dùng để làm phân bón cho các loại cây cảnh, trồng rau... rất được thị trường ưa chuộng.
Điều đáng mừng cho các hộ nuôi trùn quế đó là hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ trùn quế như: thịt trùn, phân trùn, giống sinh khối rất “hút hàng”, vì thế các hộ nuôi trùn luôn có đầu ra ổn định. Riêng đối với các hộ nuôi thuộc dự án thì trùn quế sau khi thu hoạch sẽ được Công ty TNHH Phân bón Vi sinh trùn quế Vạn Long ký kết hợp đồng thu mua với giá 70.000 đồng/kg trùn thịt tươi và 1.500 đồng đối với phân trùn tươi.
Từ kết quả khả quan của mô hình, cộng với đặc tính dễ nuôi, công đầu tư chăm sóc ít, đặc biệt quá trình phát triển đàn nhanh, ít bệnh tật, nguồn thức ăn dồi dào, đầu ra sản phẩm thuận lợi như hiện nay, dự kiến thời gian tới dự án sẽ tiếp tục nhân rộng thêm khoảng 50 hộ dân địa phương, nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân theo hướng ngày một đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...

Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….

Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.

Như vậy so với đầu vụ năm 2014, giá điều hiện cao hơn 7 ngàn đồng/kg. Cũng theo ông Chinh, mặc dù có nhuận một tháng, nhưng vụ điều năm nay vẫn trễ và kéo dài hơn so với các năm trước do thời tiết lạnh khiến cây điều trổ bông muộn. Đến nay mới một số ít vườn điều có trái chín ít, phần lớn các vườn đang trong giai đoạn trổ bông.

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.