Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng An Toàn Sinh Học Hướng Làm Mới, Hiệu Quả Cao

Nuôi thả các loài cá truyền thống như trôi, chép, mè nhưng nhờ thay đổi phương pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thí điểm tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất với quy mô 2 ha.
Gia đình ông Kiều Hữu Hợp, xóm Trại, xã Đại Đồng là một trong hai hộ đầu tiên tham gia mô hình thí điểm nuôi cá truyền thống theo hướng an toàn sinh học với diện tích 1,6 ha. Ông cho biết, cơ cấu đàn cá trong ao lấy cá chép V1 làm chính, chiếm 60%, còn lại rô phi chiếm 20%, mè 10%, trôi 10%. Cứ 10 - 15 ngày, nước ao lại được xử lý một lần bằng chế phẩm sinh học. Do đó cá lớn nhanh, tốc độ tăng trọng bình quân đạt 1,7 - 2,2 g/tháng. Vụ thu hoạch cá cuối năm 2012, ông Hợp thu được 165 triệu đồng. "Cũng với diện tích này, trước đây phải vất vả lắm gia đình tôi mới thu được 150 triệu đồng" - ông Hợp chia sẻ.
Anh Kiều Hữu Minh, một hộ thí điểm khác tại xóm Trại cho biết, cá nuôi an toàn sinh học có chất lượng thơm ngon, dễ bán. Chủ yếu lượng cá được các thương lái mang đi tiêu thụ trong nội thành Hà Nội. Với phương pháp nuôi mới, vụ cá năm 2012, gia đình anh Minh thu được gần 80 triệu đồng. Theo tổng kết của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, mô hình nuôi cá truyền thống theo hướng an toàn sinh học lấy cá chép V1 làm chính cho năng suất cá trên 9 tấn/ha, trong đó cá chép đạt 5,7 tấn, rô phi đạt 2 tấn, trôi 700 kg, mè 1 tấn. Mức năng suất này cao hơn cách làm trước đây tại địa phương 2 - 3 lần. Hiệu quả kinh tế đạt gần 100 triệu đồng/ha.
Triển khai mô hình này, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư gồm thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học EMC cho các hộ gia đình tham gia thí điểm. Đồng thời, Trung tâm còn phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất thường xuyên cử cán bộ xuống hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn cá. Ngoài sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước, cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp bằng thảo mộc sẵn có tại địa phương như cây nhọ nồi, cây chuối, tỏi... Bởi vậy, mặc dù đối tượng cá nuôi không mới nhưng cách làm mới đã thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao hiệu quả cho người nông dân.
Ông Vũ Đức An, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Đại Đồng cho biết, toàn xã có 30 ha nuôi trồng thủy sản, với khoảng 70 hộ dân. Nuôi trồng thủy sản đang mang lại thu nhập cao hơn cấy lúa, nhất là nuôi theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cách làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hiệu quả sản xuất, cần tiếp tục hỗ trợ cho người nông dân chế phẩm sinh học và biện pháp xử lý nguồn nước. Cùng với đó, hỗ trợ vốn cho các hộ dân đầu tư phát triển sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.

Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.