Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc Tăng Trưởng Chậm

Sản lượng thủy sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2014 tăng nhẹ. Phần tăng lên chủ yếu từ đánh bắt cá nổi.Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản của 20 tỉnh sản xuất thủy sản chính đạt 26,16 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.
Sản lượng thủy sản của Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn so những năm trước: trong vòng 5 năm tính đến năm 2012, mỗi năm sản lượng tăng trên 5%, năm 2013 tăng 4,5%.
Diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy sản cũng tăng trưởng chậm lại. Trong nửa đầu năm nay, tại Trung Quốc có 7,62 triệu ha nuôi trồng thủy sản, tăng 3,81 % so với năm trước. Trong đó, 6,32 triệu ha được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nuôi trồng thủy sản nước mặn chiếm 1,59 triệu ha. Đất nuôi trồng thủy sản đã tăng hơn 8% so với một thập kỷ trước.
Nguồn cung đất đai của Trung Quốc bị thắt chặt, một phần là do ô nhiễm môi trường và phát triển công nghiệp và bất động sản. Nuôi trồng thủy sản nước mặn có khả năng phát triển khi ngành này tăng trưởng 30% trong năm 2012, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản nước ngọt, theo số liệu gần đây nhất của chính phủ Trung Quốc.
Theo một cuộc khảo sát khác, sản lượng thủy sản đánh bắt đạt 476.600 tấn trong nửa đầu của năm 2014, tăng 64% so với cùng kỳ 2013. Sản lượng tăng do Trung Quốc có thêm 329 tàu mới đánh bắt xa bờ. Sản lượng cá nổi đạt 1,3 triệu tấn, với giá trị 2,3 tỷ USD, tăng 6%.
Trong khi đó, ở cấp độ tiêu dùng, dữ liệu từ 47 chợ bán buôn thủy sản cho thấy, 3,59 triệu tấn thủy sản đã được tiêu thụ trong nửa đầu năm nay, với doanh thu đạt 12,8 tỷ USD. Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp, thị trường cá đã ổn định trong nửa đầu năm nay, mặc dù chịu tác động của nền kinh tế đang suy giảm. Tuy nhiên, doanh số bán một số sản phẩm thủy sản "nổi tiếng" như hải sâm và bào ngư đã giảm.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.

Giá tiêu tăng cao, nhiều người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây tiêu để lại nhiều hệ lụy, đó là tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Cùng với đó, nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt đã khai thác cạn kiệt làm cho vòng đời cây tiêu ngắn lại.
Cụ thể hai loại ớt sừng trâu vàng và ớt chỉ thiên có giá dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, nay tăng lên 33.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.

Bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học, từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân khu vực Đông Nam bộ ùn ùn trồng hồ tiêu. Trong thời điểm hiện nay, hồ tiêu được giá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác. Thế nhưng, việc nông dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu chẳng khác nào “đánh bạc” với may rủi và đang phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương...

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh có 1.600 hộ dân ở 6 huyện tham gia mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 3.000,4 ha.