Nuôi trai xoay vòng, tháng nào cũng được thu hoạch

Trung bình mỗi tháng Nguyễn Văn Tuấn (xã Ninh ích, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa) xuất bán 7 - 8 tấn trai, với giá 17.000 đồng/kg, thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
Khi mặt trời chưa lên, Nguyễn Văn Tuấn đã bắt đầu công việc hằng ngày.
Theo chân anh trên con tàu nhỏ, đi hơn 20 phút trên biển, tôi đến trang trại nuôi trai của anh đúng ngày đang thu hoạch đợt trai cuối tháng.
Chỉ hơn 30 phút, công nhân đã thu hết 2 tấn trai.
Năng suất như dự kiến, cộng với giá bán cao nên bội thu.
Nguyễn Văn Tuấn kể, anh vào nghề nuôi tôm hùm từ năm 2003.
Sau hơn 6 năm gắn bó với con tôm, đến khi phong trào nuôi tôm diễn ra ồ ạt mạnh ai nấy làm, anh chuyển sang nuôi hàu.
Được vài năm, đang giai đoạn thị trường ổn định thì nguồn giống bị khan hiếm, đắt đỏ lâu lâu, nuôi con gì cũng không lãi.
Với gia đình Nguyễn Văn Tuấn, lo nhất là không đủ tiền nuôi 3 con ăn học.
Đang lúc khốn khó, anh phát hiện ra nghề nuôi trai đang rất phù hợp trên đầm Nha Phu.
Đầu năm 2012, anh thử nuôi trên diện tích 2.000 m2, qua 7 tháng được trên 5 tấn trai, doanh thu 15 triệu đồng.
Vụ nuôi tiếp theo, thêm diện 1.000 m2 nữa, cũng cho thu nhập tương đối ổn định.
Có của ăn của để, anh sắm thêm một số thiết bị nuôi trồng mới.
Hiện, anh đang nuôi theo hình thức xoay vòng trên nên tháng nào cũng cho thu hoạch.
Trung bình mỗi tháng xuất bán 7 - 8 tấn trai, với giá bán 17.000 đồng/kg, doanh thu 20 triệu đồng/tháng; lãi hơn 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí.
Anh Tuấn cho biết thêm, đầm Nha Phu nước êm mát, trai nhanh phát triển.
Thức ăn của trai chủ yếu ngoài tự nhiên nên khi nuôi ít tốn chi phí.
Trai phát triển nhất từ tháng 8 đến 12 âm lịch.
Mật độ nuôi 4 m2/100 lồng, khoảng cách giữa các lồng 40 - 60 cm.
Theo Nguyễn Văn Tuấn, cái khó nhất của nghề nuôi trai là thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến phát triển của con trai, nếu không kịp thời xử lý thì trai chậm lớn và chết.
Từng ô nuôi, anh đánh số để tiện chăm sóc và phòng bệnh.
Vừa nuôi vừa học thêm kỹ thuật.
Trang trại nuôi trai của Nguyễn Văn Tuấn giải quyết việc làm cho 17 lao động, cho thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng; đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm Nha Phu.
Dân ở đây gọi anh là "Tuấn khá".
Ông Phạm Thúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích cho biết thêm: Hộ gia đình Nguyễn Văn trước đây là hộ khó khăn hàng đầu ở địa phương, giàu lên nhờ mạnh dạn chuyển đổi đối tượng thủy sản nuôi.
Từ năm 2011 đến 2014, Nguyễn Văn Tuấn liên tục đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Anh đang được tỉnh đề nghị là Nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương.
Cùng đó, anh Tuấn luôn đi đầu tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ khuyến học của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.

Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.