Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng

Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng
Ngày đăng: 26/12/2013

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, con tôm chính là điểm nổi bật nhất của ngành khi vừa được mùa, được giá và thắng kiện. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tích thì tình trạng đổ xô nuôi ồ ạt, tăng trưởng nóng, nhất là với tôm thẻ chân trắng, đang gây nên những lo ngại.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.

“Mặc dù đây là sự tăng trưởng theo nhu cầu của thị trường, tuy nhiên, nếu phát triển ồ ạt mà không theo quy hoạch sẽ gây tình trạng dư thừa gây thua lỗ cho người nuôi và doanh nghiệp”, ông Hòe nói.

Tổng cục Thủy sản cũng cảnh báo nếu năm 2014 tôm nuôi của Trung Quốc phục hồi thì sẽ rất khó khăn cho con tôm Việt Nam và giá tôm có thể hạ xuống nếu diện tích tôm vẫn phát triển nóng như hiện nay.

Chính vì vậy, theo Vasep, Nhà nước cần khuyến cáo người nuôi chọn phương thức nuôi sao cho hợp lý; hướng dẫn người nuôi đảm bảo bám theo quy hoạch và thường xuyên thông tin tới người nuôi tôm về cung cầu thị trường. Trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh diện tích nuôi phù hợp.

Hơn nữa, thời gian gần đây, Tổng cục Thủy sản đã lập đoàn công tác để kiểm tra các cơ sở sản xuất, cung cấp giống tôm bố mẹ cho Việt Nam nhưng vấn đề đảm bảo nguồn tôm bố mẹ có chất lượng tới tay người nông dân vẫn cần được đẩy mạnh.

“Nhà nước cần kiểm soát tốt giống tôm nhập khẩu, đừng để con giống không tốt lọt ra thị trường, gây thiệt hại cho người nuôi khi họ không có đủ thông tin”, ông Hòe lo ngại.

Mặc dù không đưa ra dự báo về kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung và con tôm nói riêng cho năm 2014 vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thuế cho kỳ tranh chấp hành chính sắp tới, các nước phục hồi như thế nào sau dịch bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm), kinh tế thế giới có phục hồi nhanh hay không… nhưng ông Hòe cho hay, kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2014 vẫn khả quan vì nhu cầu về thủy sản trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng, và tiêu dùng thủy sản ngày càng trở nên thông dụng.

Những năm gần đây, con tôm luôn là một sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam khi đem về cho đất nước hàng tỉ đô la Mỹ. Năm 2013, với những thuận lợi về diễn biến giá cả thế giới và nuôi trồng trong nước, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ cán mốc 3 tỉ đô la Mỹ, tăng trên 30% so với năm 2012.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng nên năm 2013 chứng kiến tôm thẻ chân trắng vượt tôm sú cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tính đến hết tháng 11, các địa phương như Bến Tre, Long An, Trà Vinh sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 30 đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tỉnh Sóc Trăng sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 44.000 tấn, cao nhất cả nước và tăng gần 3 lần sản lượng 2012.

Hơn nữa, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt gần 980 triệu đô la Mỹ, tăng 85% so với cùng kỳ, trong khi đó, xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 4,8% đạt 943 triệu đô la Mỹ.

Chính vì được mùa, được giá nên nông dân và doanh nghiệp sản xuất tôm năm nay có lãi lớn. Theo tính toán của Sở NN-PTNT tỉnh Long An, hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm cỡ 60-70 con/kg dao động từ 140.000-150.000 đồng/kg; Tôm sú cỡ 40-50 con/kg dao động từ 180-190.000 đồng/kg. Vì vậy, với diện tích nuôi tôm đúng tuổi, người nuôi đã có lãi trung bình từ 100-150 triệu đồng/héc ta.

Không những thế, con tôm còn có sự trở lại thị trường EU một cách ấn tượng. Theo Vasep, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU trong quí 3-2013 đã phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 40,5% so với quí 2-2012, đạt 125,7 triệu đô la Mỹ, sau khi giảm liên tiếp trong quí 1-2013 (giảm 5,2%) và quí 2-2013 (giảm 1,5%).

Con tôm Việt Nam có cuộc bức phát ngoạn mục so với năm 2012 là do Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm) trong khi nguồn cung thương phẩm trên thế giới bị sụt giảm mạnh do sản lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc bị dịch bệnh. Chính vì vậy, con tôm năm nay được giá lại không bị kén chọn kích cỡ như mọi năm.

Ngoài được mùa, được giá, con tôm còn thắng kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm tại thị trường Mỹ.

“Tôm được mùa, được giá và thắng kiện đã khiến con tôm trở thành điểm sáng của ngành thủy sản trong năm 2013”, ông Hòe nói.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.

23/06/2013
Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.

10/11/2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang

Những ngày gần đây, giá mía tại vùng nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có chiều hướng nhích lên. Tuy giá tăng, nhưng diện tích mía còn lại không nhiều và lợi nhuận của nông dân được cải thiện không đáng kể.

12/11/2012
Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

23/06/2013
Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

07/03/2013