Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng

Nuôi Tôm Xuất Khẩu Lo Ngại Tăng Trưởng Nóng
Ngày đăng: 26/12/2013

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, con tôm chính là điểm nổi bật nhất của ngành khi vừa được mùa, được giá và thắng kiện. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tích thì tình trạng đổ xô nuôi ồ ạt, tăng trưởng nóng, nhất là với tôm thẻ chân trắng, đang gây nên những lo ngại.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.

“Mặc dù đây là sự tăng trưởng theo nhu cầu của thị trường, tuy nhiên, nếu phát triển ồ ạt mà không theo quy hoạch sẽ gây tình trạng dư thừa gây thua lỗ cho người nuôi và doanh nghiệp”, ông Hòe nói.

Tổng cục Thủy sản cũng cảnh báo nếu năm 2014 tôm nuôi của Trung Quốc phục hồi thì sẽ rất khó khăn cho con tôm Việt Nam và giá tôm có thể hạ xuống nếu diện tích tôm vẫn phát triển nóng như hiện nay.

Chính vì vậy, theo Vasep, Nhà nước cần khuyến cáo người nuôi chọn phương thức nuôi sao cho hợp lý; hướng dẫn người nuôi đảm bảo bám theo quy hoạch và thường xuyên thông tin tới người nuôi tôm về cung cầu thị trường. Trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh diện tích nuôi phù hợp.

Hơn nữa, thời gian gần đây, Tổng cục Thủy sản đã lập đoàn công tác để kiểm tra các cơ sở sản xuất, cung cấp giống tôm bố mẹ cho Việt Nam nhưng vấn đề đảm bảo nguồn tôm bố mẹ có chất lượng tới tay người nông dân vẫn cần được đẩy mạnh.

“Nhà nước cần kiểm soát tốt giống tôm nhập khẩu, đừng để con giống không tốt lọt ra thị trường, gây thiệt hại cho người nuôi khi họ không có đủ thông tin”, ông Hòe lo ngại.

Mặc dù không đưa ra dự báo về kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung và con tôm nói riêng cho năm 2014 vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thuế cho kỳ tranh chấp hành chính sắp tới, các nước phục hồi như thế nào sau dịch bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm), kinh tế thế giới có phục hồi nhanh hay không… nhưng ông Hòe cho hay, kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2014 vẫn khả quan vì nhu cầu về thủy sản trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng, và tiêu dùng thủy sản ngày càng trở nên thông dụng.

Những năm gần đây, con tôm luôn là một sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam khi đem về cho đất nước hàng tỉ đô la Mỹ. Năm 2013, với những thuận lợi về diễn biến giá cả thế giới và nuôi trồng trong nước, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ cán mốc 3 tỉ đô la Mỹ, tăng trên 30% so với năm 2012.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng nên năm 2013 chứng kiến tôm thẻ chân trắng vượt tôm sú cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tính đến hết tháng 11, các địa phương như Bến Tre, Long An, Trà Vinh sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 30 đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tỉnh Sóc Trăng sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 44.000 tấn, cao nhất cả nước và tăng gần 3 lần sản lượng 2012.

Hơn nữa, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt gần 980 triệu đô la Mỹ, tăng 85% so với cùng kỳ, trong khi đó, xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 4,8% đạt 943 triệu đô la Mỹ.

Chính vì được mùa, được giá nên nông dân và doanh nghiệp sản xuất tôm năm nay có lãi lớn. Theo tính toán của Sở NN-PTNT tỉnh Long An, hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm cỡ 60-70 con/kg dao động từ 140.000-150.000 đồng/kg; Tôm sú cỡ 40-50 con/kg dao động từ 180-190.000 đồng/kg. Vì vậy, với diện tích nuôi tôm đúng tuổi, người nuôi đã có lãi trung bình từ 100-150 triệu đồng/héc ta.

Không những thế, con tôm còn có sự trở lại thị trường EU một cách ấn tượng. Theo Vasep, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU trong quí 3-2013 đã phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 40,5% so với quí 2-2012, đạt 125,7 triệu đô la Mỹ, sau khi giảm liên tiếp trong quí 1-2013 (giảm 5,2%) và quí 2-2013 (giảm 1,5%).

Con tôm Việt Nam có cuộc bức phát ngoạn mục so với năm 2012 là do Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm) trong khi nguồn cung thương phẩm trên thế giới bị sụt giảm mạnh do sản lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc bị dịch bệnh. Chính vì vậy, con tôm năm nay được giá lại không bị kén chọn kích cỡ như mọi năm.

Ngoài được mùa, được giá, con tôm còn thắng kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm tại thị trường Mỹ.

“Tôm được mùa, được giá và thắng kiện đã khiến con tôm trở thành điểm sáng của ngành thủy sản trong năm 2013”, ông Hòe nói.


Có thể bạn quan tâm

Giá Chuối Nguyên Liệu Giảm Mạnh Giá Chuối Nguyên Liệu Giảm Mạnh

Trái với quy luật nguồn cung giảm, giá tăng, giá chuối hiện vẫn đứng ở mức thấp. Cụ thể, chuối sứ thu tại đại lý đang ở mức 5 ngàn đồng/kg, chuối tiêu 3 ngàn đồng/kg, giảm từ 1-2 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Đặc biệt, chuối bơm chỉ còn 700 đồng/kg, trong khi cùng kỳ mọi năm loại chuối này có thể bán được từ 6-7 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân do các lò làm chuối sấy, chuối chiên giảm mạnh lượng tiêu thụ do đầu ra gặp khó khăn.

20/11/2014
Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trái. Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trái.

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.

20/11/2014
Người Nuôi Cá Tra Cần Được Bảo Vệ Quyền Lợi Người Nuôi Cá Tra Cần Được Bảo Vệ Quyền Lợi

Trung tuần tháng 11-2014, phóng viên Báo An Giang đến vùng nuôi cá tra xã Hòa Lạc (Phú Tân) tìm hiểu việc ngư dân La Văn Hạp bị Công ty TNHH Phước Phát Lợi (tỉnh Vĩnh Long) lừa mua trên 110 tấn cá tra và quỵt nợ 1 tỷ 126 triệu đồng. Trớ trêu thay, ông Hạp lại bị phạt 9 tháng án tù treo (do ông Hạp ép Giám đốc DN trả nợ- như báo An Giang đã thông tin ngày 17-11), khiến dư luận xôn xao.

21/11/2014
Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.

21/11/2014
Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

21/11/2014