Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm tiên tiến

Nuôi tôm tiên tiến
Ngày đăng: 01/11/2015

Tân Nam với mô hình nuôi tôm trong ao lót bạt đáy

Hơn 3 năm đi vào SX, trại nuôi tôm Tân Nam (Cty CP Thực phẩm Sao Ta) ở ấp Tân Nam, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thành công với hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ lót bạt đáy và xi phông đáy cho sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật mới

Theo các kỹ sư phụ trách kỹ thuật của trại, mô hình này thực hiện với ao nhỏ, diện tích khoảng 2.000m2. Lót đáy bằng tấm bạt nhựa dày 0,5mm, (bền, có thể sử dụng trên 5 năm).

Giữa ao có lỗ xi phông chất thải ra ngoài. Chiều sâu ao là 2m. Chiều sâu nước 1,5m. Có thể thả mật độ 200 con/m2 vào mùa thuận, 120 con/m2 vào mùa nghịch; sử dụng 4 - 6 dàn quạt mô tơ 3CV.

Nuôi theo quy trình vi sinh biofloc nhằm nâng kháng thể, tăng sức chịu đựng cho con tôm và có sản phẩm sạch. Khoảng nửa tháng sau khi thả giống, hàng ngày có xi phông lấy chất thải ra ngoài.

Chất thải được lắng trong kinh, ao chứa. Thời gian nuôi từ 80 - 120 ngày. Thu tôm từ 40 - 70 con/kg. Sau khi thu hoạch, sẽ chà rửa bề mặt của bạt và có thể chứa nước nuôi vụ kế tiếp.

Ưu điểm của mô hình nuôi này là do ao nhỏ, dễ gom chất thải vào giữa ao, dễ lấy chất thải ra ngoài, dễ kiểm soát đáy ao, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Rủi ro thiệt hại thấp vì ao nhỏ dễ xử lý nhanh

. Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy. Tăng vòng quay ao nuôi, tăng hiệu quả suất đầu tư.

Mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.

Ban đầu trại chỉ có 6 ao nuôi mang tính chất thử nghiệm. Chia thành 2 cặp, mỗi cặp 3 ao. Một ao ở giữa chứa nước cho 2 ao kề bên sử dụng. Năm 2014, 4 ao nuôi (1.700 m2/ao) nuôi 2 vụ, thu trên 40 tấn tôm, lợi nhuận gần 3 tỷ đồng. Năm 2015, trại nhân rộng lên 40 ao. Tỷ lệ thành công là 85%.

Từ những thành quả đạt được các năm qua, Tân Nam là một trong những trại nuôi tôm tiên tiến nhất tỉnh Sóc Trăng. Mô hình được đưa vào SX kinh doanh, doanh thu hàng năm tăng từ 10% trở lên so với năm trước. Hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với SX đại trà.

Với diện tích đưa vào sử dụng khoảng 90 ha, trong đó diện tích mặt nước nuôi 40 ha. Trong 3 năm, tổng doanh số thu được từ nuôi tôm đạt khoảng 180 tỷ đồng, lợi nhuận 30 tỷ.

Dễ ứng dụng

Trại nuôi tôm Tân Nam hình thành vào cuối năm 2012 trên cơ sở sang nhượng lại một dự án nuôi tôm tồn đọng, không hiệu quả.

Trại có 160 ha, đưa vào nuôi thâm canh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng (90 ha); còn lại là nuôi quảng canh tôm sú. Hiện nay trại có 144 ao nuôi, với mặt nước nuôi 40 ha.

Tính ra tỷ lệ ao nuôi trên đất thực chỉ đạt 45%, phần còn lại là ao lắng, ao lắng bùn, đường nội bộ.

Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy

Vào thời điểm cuối năm 2012, Cty CP Thực phẩm Sao Ta quyết định đầu tư nuôi tôm bởi nhiều yếu tố tác động như phải chứng minh với khách hàng về tổ chức nuôi, mô hình nuôi, điểm tham quan… trong khi Cty chưa có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Do vậy, Tổng GĐ Cty phải đi đầu học hỏi, tìm hiểu nuôi tôm. Tổng GĐ kiêm trưởng trại cùng với nhân viên cùng nhau giải quyết các tình huống phát sinh.

Đầu năm 2013, Tân Nam bắt tay nuôi thủy sản cũng là lúc nhiều vùng nuôi tôm cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh.

Do đó trong quá trình nuôi, các cán bộ kỹ thuật của trại phải năng động, tự tìm tòi mô hình riêng để đạt hiệu quả cao nhất. Hiện trại có 2 mô hình nuôi là nuôi ao nhỏ có xi phông đáy và nuôi ao nhỏ có bạt đáy (suất đầu tư cao hơn). Tỷ lệ thành công của 2 mô hình này lần lượt là 70 và 85%.

Cả hai mô hình có khả năng nhân rộng bởi dễ làm và được những người nuôi có nhiều kinh nghiệm tán thành. Nuôi hình ao nhỏ có xi phông đáy dễ ứng dụng rộng rãi hơn vì suất đầu tư không cao.

Cty đang tiếp tục đầu tư công nghệ, trang thiết bị tiên tiến để SX, tạo việc làm thường xuyên cho 80 - 100 lao động. Tôm nuôi đạt chuẩn VietGAP, BAP, ASC…

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000 m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.

27/07/2013
Đổi Thay Ở Đồng Giàn Đổi Thay Ở Đồng Giàn

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

27/07/2013
Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

10/07/2013
Trồng Cỏ Chăn Nuôi Ở Xã Thượng Giáp Trồng Cỏ Chăn Nuôi Ở Xã Thượng Giáp

Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.

27/07/2013
Thu 200 Triệu Đồng Từ 200 Trụ Tiêu Thu 200 Triệu Đồng Từ 200 Trụ Tiêu

Đó là 200 trụ tiêu giống Vĩnh Linh lá to, 3 năm tuổi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi - chị Thị Hồng ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh - Bình Phước). Chị Hồng phấn khởi khoe với chúng tôi đến đầu tháng 4, gia đình chị đã thu hoạch được 1,2 tấn, nhưng cây vẫn còn xum xuê những chuỗi trái dài và chắc mẩy nhờ đủ nước. Chị ước đoán sẽ thu thêm 1 tấn nữa và trung bình mỗi trụ tiêu được 10kg.

16/04/2013