Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm tiên tiến

Nuôi tôm tiên tiến
Ngày đăng: 30/10/2015

Hơn 3 năm đi vào SX, trại nuôi tôm Tân Nam (Cty CP Thực phẩm Sao Ta) ở ấp Tân Nam, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thành công với hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ lót bạt đáy và xi phông đáy cho sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật mới

Theo các kỹ sư phụ trách kỹ thuật của trại, mô hình này thực hiện với ao nhỏ, diện tích khoảng 2.000 m2.

Lót đáy bằng tấm bạt nhựa dày 0,5 mm, (bền, có thể sử dụng trên 5 năm).

Giữa ao có lỗ xi phông chất thải ra ngoài.

Chiều sâu ao là 2 m.

Chiều sâu nước 1,5 m.

Có thể thả mật độ 200 con/m2 vào mùa thuận, 120 con/m2 vào mùa nghịch; sử dụng 4 - 6 dàn quạt mô tơ 3CV.

Nuôi theo quy trình vi sinh biofloc nhằm nâng kháng thể, tăng sức chịu đựng cho con tôm và có sản phẩm sạch.

Khoảng nửa tháng sau khi thả giống, hàng ngày có xi phông lấy chất thải ra ngoài.

Chất thải được lắng trong kinh, ao chứa.

Thời gian nuôi từ 80 - 120 ngày.

Thu tôm từ 40 - 70 con/kg.

Sau khi thu hoạch, sẽ chà rửa bề mặt của bạt và có thể chứa nước nuôi vụ kế tiếp.

Ưu điểm của mô hình nuôi này là do ao nhỏ, dễ gom chất thải vào giữa ao, dễ lấy chất thải ra ngoài, dễ kiểm soát đáy ao, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc.

Rủi ro thiệt hại thấp vì ao nhỏ dễ xử lý nhanh.

Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy.

Tăng vòng quay ao nuôi, tăng hiệu quả suất đầu tư.

Mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.

Ban đầu trại chỉ có 6 ao nuôi mang tính chất thử nghiệm.

Chia thành 2 cặp, mỗi cặp 3 ao.

Một ao ở giữa chứa nước cho 2 ao kề bên sử dụng.

Năm 2014, 4 ao nuôi (1.700 m2 /ao) nuôi 2 vụ, thu trên 40 tấn tôm, lợi nhuận gần 3 tỷ đồng.

Năm 2015, trại nhân rộng lên 40 ao.

Tỷ lệ thành công là 85%.

Từ những thành quả đạt được các năm qua, Tân Nam là một trong những trại nuôi tôm tiên tiến nhất tỉnh Sóc Trăng.

Mô hình được đưa vào SX kinh doanh, doanh thu hàng năm tăng từ 10% trở lên so với năm trước.

Hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với SX đại trà.

Với diện tích đưa vào sử dụng khoảng 90 ha, trong đó diện tích mặt nước nuôi 40 ha.

Trong 3 năm, tổng doanh số thu được từ nuôi tôm đạt khoảng 180 tỷ đồng, lợi nhuận 30 tỷ.

Dễ ứng dụng

Trại nuôi tôm Tân Nam hình thành vào cuối năm 2012 trên cơ sở sang nhượng lại một dự án nuôi tôm tồn đọng, không hiệu quả.

Trại có 160 ha, đưa vào nuôi thâm canh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng (90 ha); còn lại là nuôi quảng canh tôm sú.

Hiện nay trại có 144 ao nuôi, với mặt nước nuôi 40 ha.

Tính ra tỷ lệ ao nuôi trên đất thực chỉ đạt 45%, phần còn lại là ao lắng, ao lắng bùn, đường nội bộ.

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000 m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng.

Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Vào thời điểm cuối năm 2012, Cty CP Thực phẩm Sao Ta quyết định đầu tư nuôi tôm bởi nhiều yếu tố tác động như phải chứng minh với khách hàng về tổ chức nuôi, mô hình nuôi, điểm tham quan… trong khi Cty chưa có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Do vậy, Tổng GĐ Cty phải đi đầu học hỏi, tìm hiểu nuôi tôm.

Tổng GĐ kiêm trưởng trại cùng với nhân viên cùng nhau giải quyết các tình huống phát sinh.

Đầu năm 2013, Tân Nam bắt tay nuôi thủy sản cũng là lúc nhiều vùng nuôi tôm cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh.

Do đó trong quá trình nuôi, các cán bộ kỹ thuật của trại phải năng động, tự tìm tòi mô hình riêng để đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện trại có 2 mô hình nuôi là nuôi ao nhỏ có xi phông đáy và nuôi ao nhỏ có bạt đáy (suất đầu tư cao hơn).

Tỷ lệ thành công của 2 mô hình này lần lượt là 70 và 85%.

Cả hai mô hình có khả năng nhân rộng bởi dễ làm và được những người nuôi có nhiều kinh nghiệm tán thành.

Nuôi hình ao nhỏ có xi phông đáy dễ ứng dụng rộng rãi hơn vì suất đầu tư không cao.

Cty đang tiếp tục đầu tư công nghệ, trang thiết bị tiên tiến để SX, tạo việc làm thường xuyên cho 80 - 100 lao động.

Tôm nuôi đạt chuẩn VietGAP, BAP, ASC...


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

21/07/2015
Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

21/07/2015
Tôm hùm lại bị ép giá Tôm hùm lại bị ép giá

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

21/07/2015
Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP? Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

21/07/2015
Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

21/07/2015