Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới

Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới
Ngày đăng: 16/11/2011

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết.

Mô hình sáng tạo

Dựa vào các đặc điểm sinh học của sò huyết như: khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi nồng độ muối rộng từ 10-35%o, thức ăn chỉ bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn, ưa sống ở vùng bùn cát, bằng phẳng, bề mặt mềm, mịn. Thực tế sản xuất cho thấy, sò huyết thích sống nhất ở nơi có chất đáy là bùn cát, thứ đến là bùn nhão, sống ít hoặc không sống tại nơi có chất đáy nhiều cát ít bùn. Chính vì vậy, việc nuôi ghép sò huyết trong các vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến, công nghiệp hoặc nuôi trong ao lắng là sáng kiến bổ ích. Bởi, nuôi sò huyết - tôm sú sẽ cho tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích, thứ hai là từ các đặc điểm sinh học của sò huyết thì việc nuôi chúng trong vuông tôm sẽ góp phần cải thiện môi trường nước do chúng lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật…

Ông Võ Hồng Ngoãn, “vua tôm sú” của tỉnh Bạc Liêu cho biết: Năm 2009, nhận thấy trong ao lắng nước tự nhiên của trang trại ông có sò huyết tự nhiên do trong quá trình lấy nước vô ao lắng đã mang theo ấu trùng sò huyết. Sò huyết trong ao lắng phát triển rất nhanh, thịt sò mập và khi nấu chín cho màu đỏ rất đẹp mắt, chất lượng thịt khi ăn ngon hơn sò huyết thương phẩm được mua ở chợ. Chính vì vậy, năm 2010 ông bắt đầu mua giống sò huyết do người dân thu ở bãi biển Bạc Liêu về thả trong ao lắng của mình. Kích cỡ sò huyết giống theo ông khoảng bằng hạt đậu xanh. Ao lắng 2 ha được ông ngăn ra làm hai và thả khoảng gần 150 kg sò huyết giống, vào tháng 2. Sau khoảng 5 tháng nuôi ông bắt đầu cho thu tỉa, đến tháng 9/2010 ông thu toàn bộ được hơn 1 tấn sò với kích cỡ khoảng 30 con/kg. Giá bán 55.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí còn lãi 50.000.000 đồng.

Kinh nghiệm nuôi

Theo ông Sáu Ngoãn, sò huyết rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản, đặc biệt nuôi sò trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất lượng nước rất tốt và sò huyết lại rất nhanh lớn.

Tuy nhiên, do hiện tại nguồn sò huyết giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên nên khâu chọn mua giống cần phải lưu ý một số vấn đề: Sò huyết sinh sản vào khoảng tháng 8 đến tháng 12, thời vụ thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất. Sò giống tốt thường có màu trắng hồng, sạch sẽ, không lẫn tạp. Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui xuống bùn. Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông (hoặc ao lắng). Khi nuôi trong ao lắng hoặc vuông tôm quảng canh cải tiến thì lượng giống thả nuôi khoảng 2.000-3.000 con/m2 với cỡ giống 20-30 ngàn con/kg, cỡ 400 con/kg thả mật độ từ 500-700 con/m2; nếu nuôi ghép trong vuông tôm công nghiệp nên thả mật độ khoảng 40% so với trong ao lắng để tránh trường hợp sò huyết cạnh tranh ôxy với tôm vào buổi tối.

Trường hợp vận chuyển giống đi xa thì sau khi lấy giống có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Thời gian vận chuyển có thể là 1-2 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Trong quá trình vận chuyển nên thường xuyên tưới nước biển giữ ẩm cho sò, đồng thời đề phòng trời mưa vì nước ngọt có thể làm chết sò. Còn về chất đáy để nuôi sò huyết tốt nhất là bùn mềm pha lẫn cát mịn (90% bùn + 10% cát), mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu, độ dày lớp bùn khoảng 3-6 cm tuỳ thuộc vào kích cỡ của sò giống. Trường hợp nuôi trong ao lắng, định kỳ 15 ngày nên xử lý khoảng 15 kg vôi CaCO3/1.000m3 nước để cải thiện môi trường nước giúp sò nhanh lớn. Không nên nuôi sò huyết trong vuông có cua và cá đối vì sò huyết chính là món mồi ưa thích của chúng.

Mô hình tôm sú - sò huyết đã được người dân nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu… thực hiện rất thành công. Tuy nhiên để  nhân rộng mô hình, đòi hỏi sự nỗ lực cùng những khuyến cáo hợp lý, kịp thời của ngành chức năng


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

17/08/2013
Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

17/08/2013
Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

16/06/2013
Sống Khỏe Nhờ Nuôi Đặc Sản Sống Khỏe Nhờ Nuôi Đặc Sản

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

19/08/2013
Ùn Ùn Nuôi Cá Lóc Giống Tự Phát Ùn Ùn Nuôi Cá Lóc Giống Tự Phát

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

17/06/2013