Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới

Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới
Ngày đăng: 16/11/2011

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết.

Mô hình sáng tạo

Dựa vào các đặc điểm sinh học của sò huyết như: khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi nồng độ muối rộng từ 10-35%o, thức ăn chỉ bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn, ưa sống ở vùng bùn cát, bằng phẳng, bề mặt mềm, mịn. Thực tế sản xuất cho thấy, sò huyết thích sống nhất ở nơi có chất đáy là bùn cát, thứ đến là bùn nhão, sống ít hoặc không sống tại nơi có chất đáy nhiều cát ít bùn. Chính vì vậy, việc nuôi ghép sò huyết trong các vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến, công nghiệp hoặc nuôi trong ao lắng là sáng kiến bổ ích. Bởi, nuôi sò huyết - tôm sú sẽ cho tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích, thứ hai là từ các đặc điểm sinh học của sò huyết thì việc nuôi chúng trong vuông tôm sẽ góp phần cải thiện môi trường nước do chúng lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật…

Ông Võ Hồng Ngoãn, “vua tôm sú” của tỉnh Bạc Liêu cho biết: Năm 2009, nhận thấy trong ao lắng nước tự nhiên của trang trại ông có sò huyết tự nhiên do trong quá trình lấy nước vô ao lắng đã mang theo ấu trùng sò huyết. Sò huyết trong ao lắng phát triển rất nhanh, thịt sò mập và khi nấu chín cho màu đỏ rất đẹp mắt, chất lượng thịt khi ăn ngon hơn sò huyết thương phẩm được mua ở chợ. Chính vì vậy, năm 2010 ông bắt đầu mua giống sò huyết do người dân thu ở bãi biển Bạc Liêu về thả trong ao lắng của mình. Kích cỡ sò huyết giống theo ông khoảng bằng hạt đậu xanh. Ao lắng 2 ha được ông ngăn ra làm hai và thả khoảng gần 150 kg sò huyết giống, vào tháng 2. Sau khoảng 5 tháng nuôi ông bắt đầu cho thu tỉa, đến tháng 9/2010 ông thu toàn bộ được hơn 1 tấn sò với kích cỡ khoảng 30 con/kg. Giá bán 55.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí còn lãi 50.000.000 đồng.

Kinh nghiệm nuôi

Theo ông Sáu Ngoãn, sò huyết rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản, đặc biệt nuôi sò trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất lượng nước rất tốt và sò huyết lại rất nhanh lớn.

Tuy nhiên, do hiện tại nguồn sò huyết giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên nên khâu chọn mua giống cần phải lưu ý một số vấn đề: Sò huyết sinh sản vào khoảng tháng 8 đến tháng 12, thời vụ thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất. Sò giống tốt thường có màu trắng hồng, sạch sẽ, không lẫn tạp. Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui xuống bùn. Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông (hoặc ao lắng). Khi nuôi trong ao lắng hoặc vuông tôm quảng canh cải tiến thì lượng giống thả nuôi khoảng 2.000-3.000 con/m2 với cỡ giống 20-30 ngàn con/kg, cỡ 400 con/kg thả mật độ từ 500-700 con/m2; nếu nuôi ghép trong vuông tôm công nghiệp nên thả mật độ khoảng 40% so với trong ao lắng để tránh trường hợp sò huyết cạnh tranh ôxy với tôm vào buổi tối.

Trường hợp vận chuyển giống đi xa thì sau khi lấy giống có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Thời gian vận chuyển có thể là 1-2 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Trong quá trình vận chuyển nên thường xuyên tưới nước biển giữ ẩm cho sò, đồng thời đề phòng trời mưa vì nước ngọt có thể làm chết sò. Còn về chất đáy để nuôi sò huyết tốt nhất là bùn mềm pha lẫn cát mịn (90% bùn + 10% cát), mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu, độ dày lớp bùn khoảng 3-6 cm tuỳ thuộc vào kích cỡ của sò giống. Trường hợp nuôi trong ao lắng, định kỳ 15 ngày nên xử lý khoảng 15 kg vôi CaCO3/1.000m3 nước để cải thiện môi trường nước giúp sò nhanh lớn. Không nên nuôi sò huyết trong vuông có cua và cá đối vì sò huyết chính là món mồi ưa thích của chúng.

Mô hình tôm sú - sò huyết đã được người dân nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu… thực hiện rất thành công. Tuy nhiên để  nhân rộng mô hình, đòi hỏi sự nỗ lực cùng những khuyến cáo hợp lý, kịp thời của ngành chức năng


Có thể bạn quan tâm

Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

11/08/2014
Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

11/08/2014
Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

11/08/2014
Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

11/08/2014
Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

11/08/2014