Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Phát Triển Mạnh

Những tháng đầu năm nay, nông dân huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển mạnh loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, riêng diện tích phát triển mới trong tháng qua hơn 500 ha, nâng tổng số đến nay huyện có 6.140 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Đây là loại hình nuôi phù hợp với điều kiện của nhiều nông dân Phú Tân hiện nay do không đòi hỏi cao về kỹ thuật, vốn liếng, đồng thời cho hiệu quả kinh tế khá và bền vững.
Phần lớn bà con đã thu hoạch xong vụ đầu tiên trong năm với năng suất bình quân 500 kg/ha. Nuôi tôm quảng canh cải tiến còn là bước chuyển giao để nông dân tiến tới nuôi tôm công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.