Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.
Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống với 668 trại, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Năm 2014, toàn tỉnh đã sản xuất 25 tỷ con tôm giống, đạt 250% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với năm 2013. Trong đó sản lượng giống tôm sú là 1,8 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 23,2 tỷ con.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu 9 đợt gồm 63 mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và dịch bệnh. Kết quả được gởi đến UBND các xã, Phòng NN &PTNT các huyện vùng biển có nuôi tôm và bà con nuôi tôm, để giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu về môi trường và có biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra, khi các vùng nuôi có hiện tượng tôm chết, chi cục đều tăng cường công tác giám sát, thu mẫu xét nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống giữ vững uy tín. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm ven biển ngày càng bị thu hẹp do hoạt động phát triển du lịch và xây dựng khu dân cư; ngoài ra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhiều hộ, các vùng nuôi tôm chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản vừa đi dự hội nghị tổng kết về nuôi tôm nước lợ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức ở Bến Tre trao đổi với chúng tôi: “Phải nói là quá mừng vì kết quả đạt được. Theo Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã có những bước nhảy vọt, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành trong đó có Bình Thuận.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường nuôi, dịch bệnh nhưng diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm đều tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời gian tới tiếp tục chú trọng chỉ đạo phòng chống dịch bệnh để bà con nuôi đạt hiệu quả cao hơn…”.
Có thể bạn quan tâm

Dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ vì một số mặt hàng hải sản rớt giá, trong khi chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao.

Ngày 29/5/2015, tại huyện Phước Long, Phân viện Nuôi trồng thủy sản Minh Hải phối hợp Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu và UBND huyện Phước Long tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến”. Có hơn 100 bà con nông dân vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản của huyện Phước Long tham dự.

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ thả nuôi 9.615ha tôm các loại, trong đó diện tích nuôi tôm sú 6.814ha; diện tích nuôi tôm chân trắng 2.801ha. Phấn đấu đạt sản lượng 9.638 tấn. Tính đến thời điểm này, bà con nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh đã thu hoạch xong tôm nuôi vụ thu - đông và đã cơ bản thả tôm giống nuôi vụ xuân - hè.

Hiện nay, việc nuôi xen canh sò huyết và cua trong vuông tôm được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Trần Thới và Đông Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang tính bền vững, rất phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân.

Chiều 31-5, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa tổ chức thả 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên trở lại biển.