Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.
Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống với 668 trại, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Năm 2014, toàn tỉnh đã sản xuất 25 tỷ con tôm giống, đạt 250% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với năm 2013. Trong đó sản lượng giống tôm sú là 1,8 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 23,2 tỷ con.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu 9 đợt gồm 63 mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và dịch bệnh. Kết quả được gởi đến UBND các xã, Phòng NN &PTNT các huyện vùng biển có nuôi tôm và bà con nuôi tôm, để giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu về môi trường và có biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra, khi các vùng nuôi có hiện tượng tôm chết, chi cục đều tăng cường công tác giám sát, thu mẫu xét nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống giữ vững uy tín. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm ven biển ngày càng bị thu hẹp do hoạt động phát triển du lịch và xây dựng khu dân cư; ngoài ra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhiều hộ, các vùng nuôi tôm chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản vừa đi dự hội nghị tổng kết về nuôi tôm nước lợ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức ở Bến Tre trao đổi với chúng tôi: “Phải nói là quá mừng vì kết quả đạt được. Theo Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã có những bước nhảy vọt, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành trong đó có Bình Thuận.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường nuôi, dịch bệnh nhưng diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm đều tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời gian tới tiếp tục chú trọng chỉ đạo phòng chống dịch bệnh để bà con nuôi đạt hiệu quả cao hơn…”.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).

Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá nhiều loại lúa gạo giảm do nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường đang tăng so với trước khi nhiều địa phương ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013.

Sáng 21-8, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phú Thọ Là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nuôi thủy sản, ngoài 3 con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà, sông Lô trên địa bàn còn nhiều sông nhỏ, ngòi lớn như: Sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me... và hệ thống hồ, đầm tự nhiên phong phú. Theo thống kê tổng diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng... có thể nuôi thủy sản trên 14 ngàn ha và 16 ngàn ha diện tích mặt nước các sông, suối cho phép phát triển nuôi cá lồng.