Nuôi Tôm Nước Lợ Những Tín Hiệu Đáng Mừng

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.
Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống với 668 trại, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Năm 2014, toàn tỉnh đã sản xuất 25 tỷ con tôm giống, đạt 250% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với năm 2013. Trong đó sản lượng giống tôm sú là 1,8 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 23,2 tỷ con.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu 9 đợt gồm 63 mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và dịch bệnh. Kết quả được gởi đến UBND các xã, Phòng NN &PTNT các huyện vùng biển có nuôi tôm và bà con nuôi tôm, để giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu về môi trường và có biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra, khi các vùng nuôi có hiện tượng tôm chết, chi cục đều tăng cường công tác giám sát, thu mẫu xét nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống giữ vững uy tín. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm ven biển ngày càng bị thu hẹp do hoạt động phát triển du lịch và xây dựng khu dân cư; ngoài ra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhiều hộ, các vùng nuôi tôm chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản vừa đi dự hội nghị tổng kết về nuôi tôm nước lợ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức ở Bến Tre trao đổi với chúng tôi: “Phải nói là quá mừng vì kết quả đạt được. Theo Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã có những bước nhảy vọt, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành trong đó có Bình Thuận.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường nuôi, dịch bệnh nhưng diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm đều tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời gian tới tiếp tục chú trọng chỉ đạo phòng chống dịch bệnh để bà con nuôi đạt hiệu quả cao hơn…”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Sơn Dương gieo cấy hơn 6.200 ha lúa. Ngay từ đầu vụ huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện làm đất đảm bảo nước tưới tiêu, cung ứng giống... đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang hồi xanh đẻ nhánh, phát triển tốt..

Rời làng nuôi tôm hùm Xuân Tự 1, 2, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà), tôi tìm đến phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại đây, rất dễ bắt gặp những giọt nước mắt người nuôi tôm.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giờ đây con cá chình, cá bống tượng là đối tượng nuôi không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Nghề nuôi cá đang trên đà phát triển thịnh vượng thì trong vài tháng trở lại đây, con cá chình, cá bống tượng lại rớt giá, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.