Nuôi Tôm Lãi Cao Nhờ Giống Tốt Và Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Ông Phan Văn Bình - Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng NN&PTNT) huyện cho biết: Năm 2013, diện tích nuôi tôm thẻ của huyện phát triển nhanh, sau khi thu hoạch, nhiều nông dân đã thu lãi cao. Ngoài yếu tố thuận lợi về thời tiết và tôm bán được giá thì người nuôi còn biết áp dụng đúng khoa học kỹ thuật.
Nhiều nông dân sau khi thu hoạch vụ tôm đầu năm đã tiếp tục nuôi vụ thứ hai và đều có lãi cao; đặc biệt là trường hợp của ông Đặng Văn Na, nuôi tôm tại xã An Nhơn trên diện tích 2.000m2 mặt nước, sau khi thu hoạch 2 vụ tôm ông lãi được trên 500 triệu đồng. Hiện tại, còn nhiều nông dân đang tiếp tục thu hoạch vụ mùa thứ hai trong năm. Nếu tính bình quân, mỗi héc-ta mặt nước nuôi tôm, nông dân thu lãi được 600 - 700 triệu đồng.
Nhằm phòng ngừa dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, ngay từ đầu năm 2013, Phòng NN&PTNT Thạnh Phú đã phối hợp với ngành chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp kiểm tra việc nông dân nhập tôm giống, ngăn chặn tôm chưa được ngành chức năng kiểm dịch.
Hiện tại, nông dân Thạnh Phú cũng thu lợi nhuận khá cao từ nuôi tôm càng xanh nước ngọt (khoảng 400ha mặt nước), chủ yếu tập trung ở xã Mỹ An và Thới Thạnh. Mô hình nuôi tôm càng xanh, do Trường Đại học Cần Thơ đầu tư, được thử nghiệm đầu tiên tại xã Thới Thạnh (tháng 7-2012) trên diện tích 3,2ha (nuôi xen trong mương vườn dừa), cho 7 hộ dân. Mỗi hộ được hỗ trợ 18.000 con giống, 30kg thức ăn, 900 ngàn đồng tiền xử lý ao nuôi và kỹ thuật. Qua 6 tháng, khi thu hoạch, các hộ đều có lãi (khoảng 15 triệu đồng/hộ).
Riêng ông Nguyễn Văn Đoàn, nuôi trên diện tích 9.700m2 mặt nước mương dừa, thu lãi trên 60 triệu đồng. Sau đó, mô hình này được nhân rộng tại Thới Thạnh và các xã khác trong huyện. Hiện tại, xã Mỹ An đang được cấp trên đầu tư hỗ trợ mô hình nuôi tôm càng xanh dưới hình thức tổ liên kết, trên diện tích 2ha mặt nước (kinh phí khoảng 240 triệu đồng), tôm nuôi đang phát triển tốt.
Theo ông Phan Văn Bình - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh không cao bằng nuôi tôm nước lợ nhưng chi phí đầu tư ít hơn, rủi ro cũng ít hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người nuôi tôm phải chú trọng khâu chọn con tôm giống và cần liên hệ chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật để được hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, các ngành chức năng đã bàn thảo nhiều giải pháp vực dậy ngành công nghiệp cá tra. Song hiện tại doanh nghiệp và hàng loạt hộ nuôi vẫn gặp khó, bởi giá cá dưới chi phí giá thành, thị trường xuất khẩu biến động…

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.

Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...