Nuôi Tôm Gặp Khó Vì Dịch Bệnh

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.
Mặc dù trước mùa đã nạo vét đáy ao, rắc vôi, phun thuốc khử trùng... nhưng dịch bệnh vẫn không có dấu hiệu suy giảm.
Vụ tôm xuân hè 2014, gia đình ông Nguyễn Đức Nội (xóm Quyết Tiến, xã Quỳnh Bảng) thả nuôi 4 vạn con tôm giống nhưng sau 2 tháng tôm vẫn chậm phát triển. Nhận thấy tình hình không mấy sáng sủa, nếu để lâu thì nguy cơ sản lượng tôm hao hụt nặng nên ông Nội đành bấm bụng bán “lúa non”.
Cả đầm tôm của ông Nội thu hoạch được chừng 3 tấn, bán với giá 85.000 đ/kg, thu khoảng 200 triệu đồng. Nếu tính cả tiền thuê lao động thì lỗ khoảng 10 triệu đồng. Nhưng như thế cũng còn may chán, bởi có những nhà còn mất cả chì lẫn chài, đổ rất nhiều tiền của, công sức nhưng chẳng thu được gì.
Kỳ vọng sẽ gỡ gạc chút đỉnh ở vụ tiếp theo trong năm của ông Nội đang bị giáng một đòn đau. Lứa tôm mới đã thả được hơn 50 ngày nhưng phát triển quá chậm, trọng lượng chưa bằng ½ so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong năm 2013, với cùng thời gian thả như trên thì tầm 70 - 75 con đã đạt mức 1 kg, thế nhưng năm nay tôm còi cọc, tận 180 con/kg.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do tâm lý bà con dao động. Thường thì mỗi khi gặp sự cố, người dân quá nóng vội, quy kết chất lượng con giống không phù hợp và chuyển sang nhập hàng nơi khác dù chưa biết xuất xứ giống ra sao, đó là cơ hội để cho dịch bệnh có điều kiện xâm nhập và bùng phát.
Tôm là loài thủy sản nhạy cảm, khi biến động thời tiết hoặc có sự thay đổi trong môi trường ao nuôi là có thể bị nhiễm bệnh ngay. Vì vậy người nuôi phải tìm hiểu thật kỹ tình hình, xác định chính xác nguyên nhân, đối tượng để có biện pháp ngăn ngừa.
Ông Hoàng Xuân Tin ở xóm Mai Giang, xã Quỳnh Bảng, một người có kinh nghiệm nuôi tôm trên địa bàn khẳng định: “Năm 2014 con tôm phát triển rất chậm, nhưng nếu tìm đúng bệnh, xử lý đúng phương pháp thì sẽ không thua lỗ. Nói đâu xa, vụ đầu năm tôm bị bệnh đường ruột nên gia đình tôi làm không có lãi.
Rút kinh nghiệm, vụ này tôi quyết định giảm diện tích ao nuôi xuống chỉ còn 4 ha, đồng thời tăng diện tích lắng trữ nước sạch để thường xuyên thay nước mới nên tôm phát triển đều. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi thì sau 1 tháng nữa lứa tôm trong đầm sẽ đạt trọng lượng 70 con/kg”.
Huyện Quỳnh Lưu mới có 2 cơ sở ương tôm giống, mỗi năm chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu giống trên địa bàn. Do thiếu giống trầm trọng, người dân phải mua trôi nổi từ nơi khác hoặc miền Nam chuyển ra nên rất khó kiểm soát chất lượng.
Theo ông Bùi Xuân Trúc, cán bộ phụ trách thuỷ sản Phòng NN-PTNT huyện Quỳnh Lưu, toàn huyện có 450 ha nuôi tôm. Tổng sản lượng vụ 1 năm 2014 đạt hơn 1.200 tấn/430 ha (đạt 57,5% kế hoạch), vụ 2 mới thả nuôi được hơn 200 ha, dự kiến không quá 250 ha. Sản lượng vụ này thấp do tôm bị bệnh còi cọc và hoại tử gan tụy.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.