Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo thông tin của ngành Nông nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đã tiến sát con số 1.000ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên gần 9.000ha. Dự báo đến cuối năm sẽ đạt 10.000ha nuôi tôm công nghiệp, đạt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra.
Báo ảnh Đất Mũi ghi nhận bằng hình ảnh không khí sôi động nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn.
Ngay sau thu hoạch vụ tôm đầu năm, người nuôi tiến hành cải tạo ao đầm, kịp thời vào vụ cuối năm.
Con giống được người nuôi tôm lựa chọn thương hiệu uy tín, có kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong suốt quá trình nuôi.
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói chung và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng có sự đóng góp khá quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia.
Xử lý tốt nguồn nước, cho tôm ăn đúng theo quy trình, kích cỡ tôm, cũng như đảm bảo các điều kiện ngăn chặn dịch bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.

Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - Anh quốc vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Chi cục thú y Đồng Tháp tổ chức chương trình Hội thảo kỹ năng chăn nuôi và dự phòng lây nhiễm bệnh trên động vật. Trên 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành tham gia.

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.