Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo thông tin của ngành Nông nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đã tiến sát con số 1.000ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên gần 9.000ha. Dự báo đến cuối năm sẽ đạt 10.000ha nuôi tôm công nghiệp, đạt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra.
Báo ảnh Đất Mũi ghi nhận bằng hình ảnh không khí sôi động nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn.
Ngay sau thu hoạch vụ tôm đầu năm, người nuôi tiến hành cải tạo ao đầm, kịp thời vào vụ cuối năm.
Con giống được người nuôi tôm lựa chọn thương hiệu uy tín, có kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong suốt quá trình nuôi.
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói chung và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng có sự đóng góp khá quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia.
Xử lý tốt nguồn nước, cho tôm ăn đúng theo quy trình, kích cỡ tôm, cũng như đảm bảo các điều kiện ngăn chặn dịch bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11/11, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long trong tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp chúng ta “phẫu thuật” để biết điểm mạnh điểm yếu mà cấu trúc lại để người tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi mà người nông dân cũng ít bị thiệt thòi.

Một nhà thiết kế người Anh bằng tài năng và niềm đam mê đã "hô biến" những cây gỗ non mọc thành sản phẩm nội thất đẹp lung linh.

5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đại Tự, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã hoàn thành 19 tiêu chí, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt hơn 94%...

Tôi cho rằng, 3 vấn đề cốt lõi trong việc tái cơ cấu ngành lúa gạo hiện nay là: Giống, hệ thống canh tác và việc phát triển hậu cần, dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh lúa gạo.