Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo thông tin của ngành Nông nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đã tiến sát con số 1.000ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên gần 9.000ha. Dự báo đến cuối năm sẽ đạt 10.000ha nuôi tôm công nghiệp, đạt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra.
Báo ảnh Đất Mũi ghi nhận bằng hình ảnh không khí sôi động nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn.
Ngay sau thu hoạch vụ tôm đầu năm, người nuôi tiến hành cải tạo ao đầm, kịp thời vào vụ cuối năm.
Con giống được người nuôi tôm lựa chọn thương hiệu uy tín, có kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong suốt quá trình nuôi.
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói chung và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng có sự đóng góp khá quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia.
Xử lý tốt nguồn nước, cho tôm ăn đúng theo quy trình, kích cỡ tôm, cũng như đảm bảo các điều kiện ngăn chặn dịch bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại Bình Định, gỗ rừng trồng được các thương lái và doanh nghiệp thu mua với giá rất cao, gần 1,4 triệu đồng/tấn (đầu vụ chỉ có 1,25 triệu đồng/tấn). Vì thế, người trồng rừng đang hy vọng vào mùa thu hoạch bội thu.

Đó là một trong những mục tiêu mà Hà Nội sẽ hướng tới trong nhiệm kỳ lần thứ XVI (2015-2020) này.

Gần đây, thương lái Trung Quốc lùng mua tổ ong đất với giá 300.000-500.000 đồng/kg khiến người dân ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai (Lào Cai) bất chấp nguy hiểm bắt ong về nuôi.

Cần thường xuyên giữ ẩm 70 - 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

Việt Nam là nhà cung cấp tôm số một cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng nhập khẩu tôm của Đức.