Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo thông tin của ngành Nông nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đã tiến sát con số 1.000ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên gần 9.000ha. Dự báo đến cuối năm sẽ đạt 10.000ha nuôi tôm công nghiệp, đạt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra.
Báo ảnh Đất Mũi ghi nhận bằng hình ảnh không khí sôi động nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn.
Ngay sau thu hoạch vụ tôm đầu năm, người nuôi tiến hành cải tạo ao đầm, kịp thời vào vụ cuối năm.
Con giống được người nuôi tôm lựa chọn thương hiệu uy tín, có kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong suốt quá trình nuôi.
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói chung và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng có sự đóng góp khá quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia.
Xử lý tốt nguồn nước, cho tôm ăn đúng theo quy trình, kích cỡ tôm, cũng như đảm bảo các điều kiện ngăn chặn dịch bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các DN kêu không đủ hàng XK thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?

Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.

Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.

Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.

Thời gian qua, nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.