Nuôi tôm công nghệ cao giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm

Đây là khu sản xuất, chế biến tôm nuôi công nghệ cao khép kín quy mô lớn đầu tiên ở tỉnh ta, góp phần cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững, tăng nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Khu PHSXTCLC được xây dựng trên diện tích 300 ha, bao gồm:
Khu sản xuất giống; khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà màng và nhà máy chế biến xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 600 tỉ đồng.
Áp dụng công nghệ hiện đại
Theo ông Lương Thanh Văn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc, ứng dụng công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn trong hoạt động sản xuất và chế biến tôm xuất khẩu.
Tất cả các ao nuôi tôm trong Khu PHSXTCLC tại xã Mỹ Thành đều được áp dụng quy trình sản xuất nhà màng của Israel, đảm bảo yêu cầu kết cấu bền vững, cơ giới hóa ở mức cao nhất trong các công đoạn sản xuất.
Quy trình công nghệ nói trên cho phép đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kiểm soát ở mức cao nhất về “tiểu khí hậu nhà kính”, “sinh học nhà kính” và “dịch hại nhà kính”, nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tương lai.
Khu nuôi tôm CNC trong nhà màng của Tập đoàn Việt - Úc.
Tập đoàn Việt - Úc cũng đầu tư xây hệ thống xử lý nước tuần hoàn của Đức và Mỹ.
Hệ thống này sẽ kiểm soát tự động tất cả các thông số môi trường trong ao nuôi, bảo đảm chất lượng nước ổn định cho tôm sinh trưởng, không gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn tôm giống thả nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, có tiềm năng năng suất cao.
Tập đoàn cũng sẽ lắp đặt và sử dụng công nghệ cho tôm ăn tự động.
Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào nuôi tôm, có thể thả nuôi với mật độ dày, từ 200-500 con m2 mặt nước, nhưng tôm vẫn tăng trưởng nhanh.
Theo kế hoạch, từ tháng 10 đến tháng 12.2015, Tập đoàn Việt - Úc sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 150 ha mặt nước nuôi tôm, thả nuôi 2 vụ/năm, năng suất dự kiến từ 120-300 tấn/ha/năm.
Năm 2016 và 2017, Tập đoàn sẽ mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với quy trình sản xuất, chế biến khép kín.
“Khu PHSXTCLC tại xã Mỹ Thành sau khi xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ sản xuất trên 50.000 tấn tôm thương phẩm chất lượng cao/năm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi xuất khẩu, sản phẩm của chúng tôi không lo ngại các rào cản kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Mỹ...
Đó là điều cần thiết để chúng tôi có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường.” - ông Lương Thanh Văn, cho biết thêm.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, định hướng của tỉnh ta là phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó chú trọng đến việc quy hoạch các vùng nuôi tôm áp dụng công nghệ cao (CNC); thu hút các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính và công nghệ vào đầu tư.
Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tỉnh ta tái cơ cấu lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng nâng cao và phát triển bền vững.
Nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, tỉnh ta đã quy hoạch vùng nuôi tôm áp dụng CNC tại xã Mỹ Thành với diện tích 460 ha, và vùng nuôi tôm áp dụng CNC tại xã Cát Thành (Phù Cát), diện tích 150 ha.
Hiện nay, ngoài Tập đoàn Việt - Úc đã và đang đầu tư xây dựng Khu PHSXTCLC tại vùng nuôi tôm CNC ở xã Mỹ Thành, còn có một số doanh nghiệp khác cũng đã được tỉnh chấp thuận cho triển khai dự án nuôi tôm thương phẩm ứng dụng CNC tại xã Cát Hải và Cát Thành (huyện Phù Cát).
Phát biểu tại lễ khởi công xây dựng Khu PHSXTCLC tại xã Mỹ Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho rằng: Các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến thủy sản áp dụng CNC nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển ngành Thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của tỉnh.
Riêng đối với Khu PHSXTCLC tại xã Mỹ Thành, UBND tỉnh kỳ vọng khu phức hợp này xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ kích hoạt lĩnh vực nuôi tôm của tỉnh phát phát triển theo hướng bền vững, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động của địa phương.
UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng cùng chính quyền các địa phương phổ biến và triển khai quy hoạch chi tiết tại các vùng đã được tỉnh quy hoạch nuôi tôm áp dụng CNC để bàn giao cho doanh nghiệp.
Tỉnh cũng sẽ triển khai một số chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có việc đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi và hoạt động sản xuất giống thủy sản”.
Có thể bạn quan tâm

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.

Ngay sau tết dịch CGC xảy ra ồ ạt trên diện rộng, Cty TNHH MTV Thuốc thú y TƯ (NAVETCO) được Bộ NN- PTNT chỉ định NK khoảng 50 triệu liều vacxin CGC.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sắp tới sẽ thả 100.000 con cá lăng nha giống có kích cỡ 7 - 10 cm/con, trọng lượng 10 g/con, xuống các hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng - ngày 7-6 ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước cho biết.

Sau 3 năm triển khai Dự án "Cải thiện đời sống của nông dân thông qua mô hình phát triển cộng đồng toàn diện theo mô hình Heifer" ở xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, 60 hộ đã có cuộc sống ổn định...