Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Quy Trình GAP

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III làm chủ nhiệm.
Tại Khánh Hòa, dự án xây dựng 3 mô hình tại 6 hộ dân với quy mô 4 ha ở xã Vạn Hưng - Vạn Thắng (Vạn Ninh) và thôn Hà Liên, phường Ninh Hà (Ninh Hòa - Khánh Hoà). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được dự án hỗ trợ 100% con giống và 11% thức ăn (không vượt quá 70 triệu đồng/hộ dân). Mật độ thả nuôi 120 - 150 con/m2, nguồn giống được nhập từ Hawaii, nuôi trong vòng 3 tháng.
Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…
Sau quá trình nuôi thử nghiệm, nếu đạt kết quả cao sẽ được triển khai nuôi rộng rãi trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, ông Nguyễn Thanh Bình, ấp Tân Hoà và ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, lại tiếp tục xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.