Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Quy Trình GAP

Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Quy Trình GAP
Ngày đăng: 15/08/2011

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III làm chủ nhiệm.

Tại Khánh Hòa, dự án xây dựng 3 mô hình tại 6 hộ dân với quy mô 4 ha ở xã Vạn Hưng - Vạn Thắng (Vạn Ninh) và thôn Hà Liên, phường Ninh Hà (Ninh Hòa - Khánh Hoà). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được dự án hỗ trợ 100% con giống và 11% thức ăn (không vượt quá 70 triệu đồng/hộ dân). Mật độ thả nuôi 120 - 150 con/m2, nguồn giống được nhập từ Hawaii, nuôi trong vòng 3 tháng.

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…

Sau quá trình nuôi thử nghiệm, nếu đạt kết quả cao sẽ được triển khai nuôi rộng rãi trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa)

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

10/10/2014
Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

10/10/2014
Doanh Nghiệp Úc Muốn Đầu Tư Nuôi 20.000 Con Bò Ở Quảng Ninh Doanh Nghiệp Úc Muốn Đầu Tư Nuôi 20.000 Con Bò Ở Quảng Ninh

Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.

10/10/2014
Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

10/10/2014
Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

10/10/2014