Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Quy Trình GAP

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III làm chủ nhiệm.
Tại Khánh Hòa, dự án xây dựng 3 mô hình tại 6 hộ dân với quy mô 4 ha ở xã Vạn Hưng - Vạn Thắng (Vạn Ninh) và thôn Hà Liên, phường Ninh Hà (Ninh Hòa - Khánh Hoà). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được dự án hỗ trợ 100% con giống và 11% thức ăn (không vượt quá 70 triệu đồng/hộ dân). Mật độ thả nuôi 120 - 150 con/m2, nguồn giống được nhập từ Hawaii, nuôi trong vòng 3 tháng.
Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…
Sau quá trình nuôi thử nghiệm, nếu đạt kết quả cao sẽ được triển khai nuôi rộng rãi trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.