Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Tôm Càng Xanh

Nuôi Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 13/03/2013

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Độ mặn tốt nhất cho tôm giai đoạn ấu trùng là từ 10-12 phần ngàn. Các giai đoạn lớn hơn, tôm cần độ mặn thấp dưới 6 phần ngàn. Tôm giống và tôm lớn sống và tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên, độ mặn 2-5 phần ngàn tôm lớn tương đối nhanh hơn so với 0 phần ngàn. Do đó, tôm càng xanh có thể nuôi quanh năm ở khu vực nước ngọt và nước lợ (độ mặn Hiện nay, ở Bến Tre có hai hình thức nuôi: (1) nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa và (2) nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa.

- Đối với hình thức (1) có thể thả nuôi quanh năm.

- Đối với hình thức (2) thời điểm thả nuôi thích hợp là đầu tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm.

Con giống tôm càng xanh thả nuôi có 2 nguồn chủ yếu: con giống đánh bắt ngoài tự nhiên và con giống sản xuất nhân tạo ở các trại sản xuất giống thủy sản.

- Con giống đánh bắt ngoài tự nhiên đáp ứng tốt nhất cho hình thức nuôi (1) và (2). Tuy nhiên, sản lượng không nhiều nên khó có được số lượng lớn vì vậy không đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi tôm.

- Con giống sản xuất nhân tạo có khả năng cung cấp số lượng lớn và cũng đáp ứng tốt cho hình thức nuôi (1) và (2) nếu nó được sản xuất tốt và đạt chất lượng. Con giống nhân tạo đạt chất lượng phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật sản xuất, nguồn thức ăn và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất,… Nên khi mua con giống tôm càng xanh, người nuôi tôm nên chọn mua ở các trại sản xuất con giống đáng tin cậy, có uy tín và chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn

Nếu tận dụng tốt mặt nước từ các mương vườn, đồng thời áp dụng một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hằng năm chúng ta có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn.

01/08/2013
Bệnh Tiêm Mao Trùng Bám Trên Tôm Càng Xanh Bệnh Tiêm Mao Trùng Bám Trên Tôm Càng Xanh

Bệnh này khá phổ biến trong quá trình nuôi tôm, tại trại ương giống tôm, bề mặt tôm con thường bị tiêm mao trùng ký sinh. Nếu nghiêm trọng bề mặt ngoài thân tôm mổi lên từng đám lông xù ra như bông, giống như trứng cá bị dính nấm nước.

30/08/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

06/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Mương - Ao Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Mương - Ao

Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).

03/03/2013
Đặc Điểm Hình Thái Của Tôm Càng Xanh Đặc Điểm Hình Thái Của Tôm Càng Xanh

Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt tôm càng xanh và các loại tôm khác. Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt.

29/08/2013