Nuôi Tôm Bền Vững

Diện tích ao
Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.
Nuôi thuần dưỡng
Trên đất liền tốt nhất nên xây một số hồ nuôi nhỏ bằng xi măng, diện tích 2x4m, cao 1m, gắn thiết bị oxy sục khí ở đáy. Trước khi thả tôm giống vào hồ, phải cho nước vào và mở máy sục oxy cho tảo phát triển. Cách tốt nhất là phải có thêm một hồ để chuyên tạo ra tảo sẵn, khi cần có thể dùng nước trong hồ này để thay hoặc bổ sung cho các hồ nuôi khác. Sau khi nước trong hồ lên màu rồi, mới đem tôm giống về thả.
Trước khi thả tôm giống vào hồ nuôi cũng phải hết sức cẩn thận về các chỉ số pH, độ mặn, nhiệt độ... cho đúng với nước trong bao đựng tôm, nếu có sai số quá lớn phải điều chỉnh từ từ cho đến khi các chỉ số giống nhau. Khi thả tôm giống vào hồ xi măng phải xem xét kỹ tôm có phản ứng gì không. Nếu sau khi thả vào vài phút, tôm bơi ngay xuốëng đáy hồ và bơi bình thường là tốt nhất và tiếp tục thả hết toàn bộ vào hồ để nuôi từ 40-45 ngày. Nếu tôm giống mới thả vào mà chúng nhảy lung tung lên là phải ngưng ngay, kiểm tra lại các chỉ số hay chất lượng nước...
Hồ mới xây phải ngâm nước vài ngày và xả nước bổ sung nhiều lần. Nếu hồ xi măng lớn có thể nuôi dài hơn, khoảng 2 tháng mới chuyển tôm ra ao nuôi lớn. Cách nuôi này rất có ý nghĩa và hiệu quả, hạn chế tỷ lệ tôm giống bị hao hụt vào thời gian đầu thả nuôi theo kiểu cũ.
Mật độ thả nuôi
Mật độ thả tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như máy móc, trang thiết bị cho ao nuôi, kinh nghiệm quản lý, chất lượng tôm giống, thời tiết, khí hậu... Nên biết rằng, kích cỡ tôm thu hoạch và sản lượng là do trình độ hiểu biết và độ tin cậy của người chăm sóc tôm nuôi vào quy trình kỹ thuật quyết định tất cả.
Cho tôm ăn
Trong kỹ thuật nuôi tôm, cho tôm ăn là khâu quan trọng hàng đầu. Phải nhớ một điều “thà ăn thiếu còn hơn dư thừa". Mỗi tuần nên cho tôm nhịn ăn một bữa, vì không cho ăn, tôm đói phải đi tìm thức ăn thừa ở đáy ao và như vậy vô hình trung chúng đã góp phần dọn sạch đáy ao, giảm thiểu chất thải.
Khi thấy nước trong ao có màu đậm phải giảm bớt ngay việc cho tôm ăn, vì thức ăn ở tầng đáy đã dư quá nhiều, làm cho tảo sinh trưởng nhanh dẫn đến màu nước đậm đen, độ trong giảm thấp hơn bình thường. Phải xử lý ngay bằng cách giảm thức ăn, giảm bữa ăn, thay nước 30%, nếu nước qúa đậm thì thay hai lần. Cũng có thể dùng bao tải đựng vôi treo ở mặt ao để hạn chế tảo làm trong nước.
Thiết bị máy móc
Thông thường, nếu nuôi tôm mới thả trong hồ xi măng thì dùng máy sục khí ở đáy, nếu nuôi trong ao phải dùng máy quạt. Máy móc rất quan trọng để cung cấp, bổ sung oxy cho tôm. Ban ngày, oxy chỉ thiếu ở 1/3 phía dưới đáy ao, ban đêm ao nuôi thiếu oxy toàn phần, cho nên máy quạt oxy phải cho vòng quay cao mới có thể đưa oxy đến được tầng đáy ao. Thường thì các máy quạt tự chế không đạt được tính năng này, phải sử dụng loại máy quạt 2 cánh (4 cánh càng tốt) chạy mô tơ điện 3 pha. Mỗi ao 3.000-4.000m2 sử dụng 4 máy đặt ở 4 góc ao.
Quản lý chăm sóc
Sau khi cho tôm ăn 2 giờ phải kiểm tra các sàn (vó) đựng thức ăn và ghi chép đầy đủ, có dư thức ăn không, dư bao nhiêu để bữa sau cân đối lại số lượng và tính được tương đối chính xác tổng trọng lượng tôm đang có trong ao. Vó đựng thức ăn sau kiểm tra phải bỏ thức ăn thừa, làm sạch và phơi nắng sát trùng.
Thường xuyên kiểm tra máy móc, dụng cụ, chỉ số môi trường. Trước khi thay nước trong ao cũng phải cẩn thận kiểm tra lại các chỉ số trên. Cứ 15 ngày phải kiểm tra sự tăng trưởng của tôm một lần.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế biển được xác định là mũi nhọn vô cùng quan trọng đối với Cà Mau. Thế nhưng, với một lượng lớn tàu công suất nhỏ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì vấn đề phát triển bền vững vẫn là bài toán chưa có giải đáp hợp lý. Chuyển đổi ngành nghề nhằm giảm áp lực cho khu vực tái sinh ven biển đang cần thiết và cấp bách để tiến tới mục tiêu giàu lên từ biển.
Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã.

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… chỉ khoảng 50 triệu đồng

Nhằm nắm sát tình hình thực tiễn, tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngày 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng.