Nuôi Thủy Sản VietGAP Lãi Cao

Mô hình nuôi cá lóc, cá thát lát cườm và cá sặc rằn của ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2009, ông Tuyến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp thành công. Từ thử nghiệm 20.000 con, rồi tăng lên 100.000 con.
Sau khi nuôi hiệu quả, ông tiếp tục mở rộng diện tích và số lượng nuôi, trung bình thả 170.000 con giống/4.000 m2, sau 5 - 6 tháng cho thu hoạch khoảng 60 - 70 tấn cá lóc thương phẩm. Nhờ nuôi theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được DN bao tiêu ổn định.
Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nuoi-thuy-san-vietgap-lai-cao-post134839.html
Có thể bạn quan tâm

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh và cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tăng cường trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội…

Kết quả khảo sát, điều tra tại thị trường tiêu thụ mai vàng Nhơn An tại TP Hồ Chí Minh, cho thấy, hiện nay thương hiệu “Mai vàng Nhơn An” (xã Nhơn An - thị xã An Nhơn) được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất, chiếm đến 78%;

Tại Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một số đại biểu đã trình bày các tham luận nêu giải pháp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội. Báo Bình Ðịnh xin trích giới thiệu:

Ông Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách các địa phương có sản phẩm đạt danh hiệu “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) năm 2015”.

Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.