Nuôi Thủy Sản VietGAP Lãi Cao

Mô hình nuôi cá lóc, cá thát lát cườm và cá sặc rằn của ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2009, ông Tuyến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp thành công. Từ thử nghiệm 20.000 con, rồi tăng lên 100.000 con.
Sau khi nuôi hiệu quả, ông tiếp tục mở rộng diện tích và số lượng nuôi, trung bình thả 170.000 con giống/4.000 m2, sau 5 - 6 tháng cho thu hoạch khoảng 60 - 70 tấn cá lóc thương phẩm. Nhờ nuôi theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được DN bao tiêu ổn định.
Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nuoi-thuy-san-vietgap-lai-cao-post134839.html
Có thể bạn quan tâm

Những mùa thu hoạch cá lồng bè đã từng mang về cho ngư dân Long Sơn (TP.Vũng Tàu) hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nay đã trở thành chuyện dĩ vãng. Vài năm trở lại đây, người nuôi cá lồng bè liên tục bị trắng tay bởi nuôi con gì chết con nấy!.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.

Tìm kiếm thị trường mới, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị cây khoai. Trong ảnh: Nhân công phân loại khoai.

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.

Năm nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân chịu đầu tư chăm sóc nên vụ cà phê được mùa hơn so với các năm trước. Từ niềm vui được mùa, được giá, nhiều nông dân đã tính chuyện mở rộng diện tích trồng cà phê.