Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Ngày 12-12, Chi Cục Thủy lợi tổ chức hội thảo đầu bờ về nuôi thử nghiệm cá trắm đen thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn (Dak Lak).
Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.
Sau 8 tháng nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên tổng hợp, tỷ lệ sống đạt 80%, cá trắm đen đạt trọng lượng trung bình 1,5kg/con. Chi phí đầu tư cho mô hình trên 33 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mô hình đem lại gần 23 triệu đồng. Theo đánh giá của người thực hiện thì mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi thuần các loại cá truyền thống, đạt được các tiêu chí đề ra, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.
Nguồn bài viết: http://www.baodaklak.vn/channel/3483/201412/nuoi-thu-nghiem-thanh-cong-ca-tram-den-thuong-pham-bang-thuc-an-vien-tong-hop-2357664/
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.