Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Ngày 12-12, Chi Cục Thủy lợi tổ chức hội thảo đầu bờ về nuôi thử nghiệm cá trắm đen thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn (Dak Lak).
Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.
Sau 8 tháng nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên tổng hợp, tỷ lệ sống đạt 80%, cá trắm đen đạt trọng lượng trung bình 1,5kg/con. Chi phí đầu tư cho mô hình trên 33 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mô hình đem lại gần 23 triệu đồng. Theo đánh giá của người thực hiện thì mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi thuần các loại cá truyền thống, đạt được các tiêu chí đề ra, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.
Nguồn bài viết: http://www.baodaklak.vn/channel/3483/201412/nuoi-thu-nghiem-thanh-cong-ca-tram-den-thuong-pham-bang-thuc-an-vien-tong-hop-2357664/
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.