Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm
Ngày đăng: 30/07/2013

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

Gia đình ông Lê Xuân Dũng có thâm niên nuôi cá nước ngọt đã gần chục năm. Ông thả nuôi các loại cá như trắm cỏ, rô phi, cá mè… Tuy nhiên, nuôi các loại cá nói trên rất tốn công, giá thành thấp, nhiều lúc không bán được cá. Ông Dũng luôn trăn trở tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế bền vững. Đến đầu năm 2013, khi được huyện chọn đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm, ông Dũng phấn khởi và tập trung công sức với hy vọng triển khai mô hình mới này đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Dũng cho biết trên thị trường hiện nay nhiều người thích mua cá thác lác cườm, bên cạnh dùng để chế biến thức ăn còn phục vụ thú chơi cá cảnh. Ông Dũng được hỗ trợ 4.000 con cá thác lác cườm giống thả nuôi trong diện tích 500m2 mặt nước và được hỗ trợ thức ăn công nghiệp. Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông huyện, diện tích ao nuôi từ 200 - 500m2, độ sâu từ 0,8 - 1,2m, nhiệt độ nước thích hợp 26 - 30 độ C, độ pH 7 - 8,5.

Trước khi nuôi cần dọn cỏ bờ, tát cạn nước, vét hết lớp bùn đáy, bón vôi với lượng 10 - 15 kg/100m2 . Phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, cho nước vào từ 5 - 7 ngày mới thả cá giống. Nước cần phải qua lưới lọc để ngăn cá tạp và cá dữ, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp với liều lượng 3 kg/100m2 . Có thể bón lót phân chuồng để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống, với liều lượng 15 - 20 kg/100m2.

Để cá lớn khỏe, đòi hỏi có nguồn cá giống sạch bệnh mua ở các cơ sở uy tín, kích thước đồng đều (cỡ 3 - 5cm), không bị xây xát. Cá giống mua về nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả ngâm bao đựng cá trong ao 15 - 20 phút để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi. Mật độ thả 5-10 con/m2. Trong ao đặt một số giá thể cho cá trú. Ban đầu nên cho cá giống ăn cá, tép vụn.

Cá dùng làm thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ hoặc có thể xay nhuyễn, trộn với chất kết dính để thức ăn không bị rã. Thức ăn cần vo thành viên, đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh liều lượng hằng ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu phần, buổi chiều cho ăn khẩu phần còn lại.

Theo ông Dũng, nuôi cá thác lác cườm trong ao bằng thức ăn công nghiệp chi phí đầu tư 1kg cá khoảng 30.000 đồng. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, nếu nuôi thành công sẽ thu lợi nhuận cao.

Hiện nay, cá thác lác cườm của ông Dũng vẫn chưa đủ trọng lượng xuất bán nhưng đã có nhiều nơi đến đặt hàng trước. Theo cơ quan chức năng huyện Minh Long, thời gian tới sẽ tổ chức cho bà con nông dân tham quan mô hình nuôi cá thác lác cườm và tiến hành nhân rộng mô hình này để giúp người dân phát triển kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

26/11/2015
Ngôi nhà chung của ngư dân Ngôi nhà chung của ngư dân

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

26/11/2015
Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

26/11/2015
Làm giàu từ nuôi bò Làm giàu từ nuôi bò

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

26/11/2015
Chuyên gia chân đất về sâm Ngọc Linh Chuyên gia chân đất về sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

26/11/2015