Nuôi tảo giúp cải thiện amonia và carbon dioxide

Bài viết tập trung vào các phương pháp để cải thiện amonia và carbon dioxide trong tập quán nuôi tảo để giảm thiểu quá trình mất dinh dưỡng thông qua sự bốc hơi.
Nuôi tảo cũng giống như bất kỳ hình thức canh tác nông nghiệp, rất nhạy cảm với sự phú dưỡng. Rào cản lớn nhất của việc nuôi tảo ở quy mô thương mại là sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng dễ bị thất thoát, đặc biệt là amonia và carbon dioxide và nguồn thức ăn để nuôi tảo.
Hiện tại, xã hội tạo ra một lượng lớn chất thải trong không khí và nước mà không được kiểm soát hay xử lý chặt chẽ. Chúng bao gồm chất thải công nghiệp và nông nghiệp làm nguồn dinh dưỡng để nuôi tảo ở quy mô thương mại hơn là gây ô nhiễm bề mặt đất, nước và không khí.
Tuy nhiên, phương pháp mới này cần được phát triển để sử dụng dòng chất thải kém năng suất và chi phí cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo và thức ăn/thực phẩm.
Bài viết này tập trung vào các phương pháp để cải thiện amonia và sử dụng carbon dioxide trong tập quán nuôi tảo để thiểu quá trình thất thoát chất dinh dưỡng có giá trị thông qua sự bốc hơi. Sử dụng chất dinh dưỡng hiệu quả và tái chế là điều cần thiết để giảm thiểu chi phí đầu vào và ngăn ngừa ô nhiễm nước và không khí.
Trong hệ thống nuôi tảo, mối quan tâm lớn là độ pH nước.
Điều này là yêu cầu cần thiết của chất hóa học có trong nước đối với hệ thống cacbonat với sự hiện diện của amoni trong nước thải.
Nồng độ carbon vô cơ hòa tan (DIC) trong nước tăng như pH gia tăng sẽ giúp tảo phát triển, tuy nhiên khi amonia biến động và độc tính sẽ tăng theo làm ức chế sự phát triển của tảo và để giải quyết vấn đề này, nuôi tảo ở quy mô nhỏ giúp tránh được sự biến động pH làm tiêu hao amoniac (pH <7.5) mà không cần loại bỏ DIC trong nước (pH> 6.35).
Để nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng từ CO2, hệ thống nuôi tảo phải tập trung vào việc tăng diện tích bề mặt, áp suất từng phần và thời gian tiếp xúc. Điều này được thực hiện bằng cách diện tích bề mặt và tăng nồng độ CO2 bằng cách thêm CO2 giàu hóa từ khí thải qua màng vào hầm chứa chứa nước có độ sâu lớn hơn.
Giảm thiểu biến động amonia có thể được thực hiện bằng cách định lượng amonia trong các hệ thống nuôi tảo nhằm giảm amonia dư thừa tích lũy trong nước và thoát ra môi trường.
Nhiều cách tiếp cận khác nhau cho phép sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng thải dễ bay hơi trong quá trình nuôi tảo có thể cung cấp năng lượng và thực phẩm cho tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 ngày trở lại đây, cá nuôi lồng bè của người dân Thừa Thiên-Huế tiếp tục chết hàng loạt, khiến người nuôi cá điêu đứng. Trong 3 ngày trở lại đây, cá nuôi lồng bè của người dân xã Hải Dương, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục chết hàng loạt, khiến người nuôi cá điêu đứng.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký thông báo về tình hình cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

Nghề nuôi hàu đã được dân chuyên nuôi trồng thủy sản ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai biết đến gần chục năm nay. Những năm đầu, số hộ nuôi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khoảng 2 năm trở lại đây, mô hình nuôi loại đặc sản nước lợ cho lợi nhuận cao này đã thu hút hàng chục hộ dân tại các xã Long Thọ, Phước An tham gia.

Sáng 4/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao cho trên 80 nông dân trên địa bàn các xã: Hòa Thành, Hòa Tân, Định Bình, Tắc Vân và phường 6, phường 8.

Cái nắng như thiêu như đốt kéo dài những ngày qua đã làm cả chục ngàn ha tôm nuôi của nông dân Kiên Giang bị thiệt hại.