Nuôi tằm trên nền xi măng mô hình mới, hiệu quả cao

Nhưng với nhà nông hiện đại, con tằm đã được nuôi trên nền xi măng.
Những kén tằm vàng óng trải rộng trên nền nhà khoảng 150m2 thay cho những nong kén xếp tầng, xếp lớp đã giúp anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Tân Quang, xã Sông Phan (Hàm Tân - Bình Thuận) không còn vất vả với cảnh “nuôi tằm ăn cơm đứng” và còn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước kia.
Gia đình anh Thanh từng phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây mì, cây bắp nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, anh Thanh quyết định đầu tư trồng dâu nuôi tằm.
Qua tìm hiểu, anh đã gặp gỡ được người có cùng sở thích nuôi tằm và được chỉ dẫn khá tường tận cách nuôi tằm theo phương pháp nuôi mới trên nền xi măng, cũng như việc sử dụng giống dâu mới F7 với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dâu truyền thống như: lá dày, kháng bệnh tốt, giúp tằm ăn no lâu, đặc biệt có thể tiết kiệm được thời gian và công hái.
Sau 4 tháng trồng dâu để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cung cấp cho tằm, anh Thanh bắt tay vào mô hình chuyển đổi mới.Nuôi tằm trên nền xi măng, trước hết phải xây những nhà tằm riêng biệt, cách ly với nơi sinh hoạt của gia đình.
Mô hình nuôi tằm mới này vừa tiết kiệm thời gian, lại giảm được chi phí mua nong.
Nhất là giảm công cho ăn và dọn phân mà vẫn không ảnh hưởng đến con tằm, cái kén.
Trước kia, khi nuôi trên nong phải cho tằm ăn liên tục, thì nay nuôi trên nền xi măng giảm tới 60% thời gian chăm sóc.
Thay vì dọn phân hàng ngày, giờ đây 5 ngày mới dọn 1 lần.
Không những vậy, nuôi tằm trên nền xi măng diện tích rộng hơn nên tằm ăn được nhiều hơn và kén sẽ nặng hơn.
Thay vì một nong tằm thường chỉ cho 40kg kén, thì nuôi trên nền xi măng cho khoảng từ 50 đến 55kg kén.
Mỗi lứa anh Thanh nuôi 3 hộp tằm, sau khoảng 10 - 12 ngày tằm chuẩn bị “chín”, người nuôi căng lưới trên nền nhà, tằm tự bò lên lưới để vào né.
Tằm lên né, nền nhà được dọn dẹp sạch sẽ, cho nghỉ khoảng 7 - 10 ngày rồi tiếp tục nuôi lứa tằm mới.
Bình quân 1 tháng, anh Thanh nuôi 2 lứa, sau khi trừ chi phí anh thu lãi trên 15 triệu đồng/tháng.
Mô hình mới này đã đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh Thanh.
Tuy nhiên, theo anh Thanh nuôi tằm trên nền xi măng phải đặc biệt chú ý tới việc giữ vệ sinh, phòng chống sinh vật hại như ruồi, kiến, chuột.
Nhà tằm trước khi nuôi phải được sát trùng đúng kỹ thuật, đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp.
Hiện đã có nhiều hộ đến học hỏi kinh nghiệm và xin anh Thanh cây giống dâu mang về trồng để chuyển sang mô hình nuôi tằm mới này.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá ở xã Chiềng La (Thuận Châu, Sơn La) là một trong những nghề được người dân duy trì từ rất lâu, tuy nhiên, chỉ mang tính tự cung, tự cấp là chính...

Vụ tôm năm 2015, các xã vùng hạ của huyện Châu Thành, tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.231ha tôm các loại, trong đó, có hơn 490ha tôm sú, 740ha tôm thẻ và 1ha tôm càng xanh. Vụ 1, nông dân thả nuôi gần 570ha, vụ 2 gần 470ha, tôm nuôi vụ nghịch gần 200ha.

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn - An Giang) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân.

Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh vừa phối hợp với Hội nông dân xã Hoàng Tân tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cua biển lột và cua gạch trong lồng cho 50 bà con nông dân trên địa bàn xã.

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.