Nuôi Sò Huyết Luân Canh Cho Thu Nhập Gấp 8 Lần Vốn Đầu Tư

Qua 4 vụ nuôi luân canh sò huyết thử nghiệm trong ao tôm sú 0,5 ha, anh Võ Văn Theo ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đạt lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/vụ.
Mô hình này, đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh khuyến khích các hộ dân ở vùng ngập mặn có ít diện tích mặt nước nuôi tôm học làm theo nhằm đảm bảo tính bền vững và cho thu nhập cao đối với nghề nuôi trồng thủy sản.
Anh Võ Văn Theo cho biết, nuôi sò huyết vốn đầu tư chủ yếu là tiền mua con giống. Với diện tích ao nuôi tôm sú của mình, mỗi vụ anh thả nuôi từ 150 đến 200 kg sò huyết giống với giá từ 120.000 đến 130.000 đồng/kg (loại 3.500 đến 4.000 con/kg), sau khoảng 6 – 7 tháng đã cho thu hoạch.
Trong quá trình nuôi, nếu tỷ lệ sống đạt trên 90% thì 1 kg sò huyết giống sẽ cho năng suất từ 35 đến 40 kg sò thương phẩm, nhưng thông thường tỷ lệ này chỉ đạt 70 đến 80%. Với giá bán sò huyết thương phẩm trong mấy năm gần đây luôn ổn định ở mức 45.000 đến 50.000 đồng/kg nên lợi nhuận thu được cao gấp 7 đến 8 lần so với với vốn đầu tư.
Anh Theo cho biết thêm, yếu tố để nuôi sò huyết có tỷ lệ hao hụt thấp, con giống mau lớn, đòi hỏi nguồn giống khi mua phải đảm bảo chất lượng và thích nghi tốt với môi trường nuôi tại khu vực ao nuôi. Theo kinh nghiệm của anh, khi mua sò huyết giống, nên đem theo nước trong ao nuôi của gia đình bắt giống thả vào thử, hoặc mua một ít giống về thả thử trong ao nuôi để xác định về chất lượng và tính thích nghi của sò huyết giống.
Thời điểm thả giống phải đảm bảo từ tháng 1-3 âm lịch, khi độ mặn nước trong ao đạt khoảng 15% là tốt nhất. Sau khi thu hoạch xong sò huyết, ao nuôi được tận dụng thả nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, với mật độ thả 2 – 5 con/m2, ít rủi ro so với nuôi tôm công nghiệp.
Từ thành công của mình, trong 2 năm qua anh Theo đã hướng dẫn kỹ thuật cho 10 hộ dân ở cùng ấp nuôi sò huyết luân canh trong ao nuôi tôm sú với tổng diện tích 4 ha. Tất cả những hộ này đều nuôi đạt hiệu quả, người có diện tích ao nuôi ít nhất 0,3 ha cũng đạt mức thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/vụ nuôi sò huyết và nuôi tôm quảng canh trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước. Cụ thể, giá tôm loại nhỏ nhất 100 con/kg thu mua với 89.000 đồng/kg, tôm lớn loại 60 con/kg có giá 122.000 đồng/kg.

Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

Cây hồ tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, diện tích trồng tiêu của tỉnh không ngừng tăng qua các năm và huyện Mang Yang cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Được tỉnh Hậu Giang lựa chọn là một trong bốn cây trồng chủ lực để phát triển, nhưng cây khóm Hậu Giang vẫn chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho những người đã gắn bó hàng chục năm với cây trồng này.