Nuôi Rắn Sinh Sản Lãi Khá

Mỗi năm anh Bằng xuất bán từ 5.000 - 6.000 rắn con, bán với giá 60.000 - 200.000 đ/con, trừ chi phí thu lãi từ 250 - 300 triệu đ/năm.
Anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi ở ấp 2, xã Thạnh Hòa (Phụng Hiệp, Hậu Giang) không chỉ là cán bộ tận tụy trong công việc mà còn là một thanh niên luôn có ý chí vươn lên và quyết tâm làm giàu.
Vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài vùng đều biết đến mô hình nuôi rắn hiệu quả của anh Bằng.
Anh tâm sự: "Khi mới lập gia đình, ngoài làm công việc nhà nước tôi đã tận dụng thời gian rảnh rỗi để SX. Đầu năm 2009 tôi đầu tư gần 50 triệu đồng xây chuồng nuôi 150 con thỏ. Do thiếu kinh nghiệm nên thất bại. Không từ bỏ quyết tâm, cuối 2009 tôi quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan".
Ban đầu thấy bà con trong vùng đặt dớn có rắn con nên anh Bằng mua 50 con để nuôi thử nghiệm, năm đầu tiên thu nhập trên 30 triệu đồng. Thấy việc nuôi rắn có hiệu quả nên anh mở rộng mô hình.
Lựa chọn loài vật nuôi phù hợp và cách tính nhạy bén để phát triển kinh tế gia đình, anh Bằng so sánh, nuôi rắn ri cá có lợi thế và lợi nhuận hơn rắn ri voi, chi phí đầu tư về con giống, thức ăn nhẹ hơn nhiều mà giá bán của 2 loại này chênh lệch không quá lớn.
Rắn ri voi thương phẩm bán với giá 800.000 đ/kg, 100.000 đ/con (rắn giống), rắn ri cá 600.000 đ/kg, 60.000 đ/con. Đầu tư cho 1 kg rắn ri cá khoảng 190.000 - 210.000 đ, rắn ri voi 420.000 đ.
Theo anh Bằng, rắn ri cá là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kháng bệnh tốt. Nguồn thức ăn đa dạng, nhu cầu thị trường nhiều và ổn định. Nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, cá rô phi, sặc... Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 15 - 20 rắn con, nuôi 15 - 18 tháng, rắn có thể đạt trọng lượng từ 1,1 - 1,7 kg/con.
Về nuôi rắn sinh sản, từ tháng 5 - 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỉ lệ 50% rắn đực, 50% rắn cái sẽ tránh tình trạng rắn đẻ non (không có con), chọn rắn bố mẹ trọng lượng từ 800 - 1.300 gr để cho sinh sản. Chọn giống nuôi phải đồng đều, không dị tật, nhanh nhẹn.
Từ chỗ nuôi đơn lẻ 50 con rắn ban đầu anh Bằng chuyển sang nuôi bầy đàn. Hiện anh có 10 vèo nuôi với tổng số 1.000 con, trong đó có 400 rắn bố mẹ. Mỗi năm anh xuất bán từ 5.000 - 6.000 rắn con, bán với giá 60.000 - 200.000 đ/con (tùy theo trọng lượng và thời gian) trừ chi phí thu lãi từ 250 - 300 triệu đ/năm. Ngoài ra, anh cũng thu nhập vài chục triệu đồng từ bán rắn thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, dừa tươi bán rất có giá vì là thứ nước uống an toàn nhất, nên bà con nông dân nhiều nơi muốn trồng khôi phục lại vườn dừa. Nắm được cơ hội này, thương lái từ các tỉnh mang dừa giống bán trôi nổi tận các xóm, ấp trong tỉnh Cà Mau.

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong những năm gần đây, huyện Điện Biên đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Với diện tích mặt nước rộng, nguồn nước sạch dồi dào, Gia Viễn (Ninh Bình) có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, hoặc bán thâm canh; kỹ thuật nuôi thấp, thường dựa theo kinh nghiệm nên sản lượng toàn vùng vẫn chưa cao.