Nuôi Rắn Mối Nghề Mới Dễ Kiếm Ra Tiền

Sau một thời gian dài nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Bé Sáu ở ấp Mỹ Nghĩa I (Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang) chuyển qua nuôi rắn mối và đã thu được lợi nhuận khá hấp dẫn.
Sau khi tham quan và học hỏi những kỹ thuật cơ bản, anh Bé Sáu quyết định mua 350 con giống ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre (trong đó 300 con cái và 50 con đực), với giá 12 ngàn đồng/con cái và 10 ngàn đồng/con đực về nuôi thử.
Tận dụng lại chuồng heo cũ, bên trong bỏ thêm tàu dừa, cây mục và gạch ống, anh vừa nuôi vừa gây thêm đàn bằng cách mướn người dân tại chỗ bắt thêm con giống từ ngoài thiên nhiên.
Thức ăn của rắn mối chủ yếu là tép, cơm trộn với cá biển và sâu bọ. Đến nay, đàn rắn mối của anh đã lên 1.500 con và lứa nuôi đầu tiên đã bắt đầu sinh sản.
Mới đây anh đã xuất bán được 35 kg cho thương lái ở Đồng Nai với giá 320.000 đồng/ký, thu về 11 triệu đồng. Anh cho biết: Mới nuôi lần đầu nhưng thấy rắn mối rất dễ nuôi, không bệnh tật gì nên hao hụt ít, thức ăn lại đơn giản, rẻ tiền.
Vốn là loài động vật hoang dã, trước nay rất ít người bắt để ăn thịt, nhưng giờ rắn mối trở thành món đặc sản ở không ít nhà hàng danh tiếng tại các thành phố lớn. Với người sành ăn thì thịt rắn mối không những thơm ngon, bổ dưỡng, còn có thể trị được bệnh hen suyễn. Do vậy, hiện tại thương lái thu mua rắn mối với giá cao, mở ra một nghề chăn nuôi mới, cho thu nhập khá cho nông dân trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vùng chuyên canh cây có múi. Ngoài thương hiệu quýt hồng nổi tiếng, Lai Vung còn sở hữu một diện tích “đáng nể” các loại trái cây đặc sản như: quýt đường và cam soàn.

Nói rằng trồng dâu tây chỉ cần 5 tuần là thu hoạch lứa đầu tiên quả là không mấy người tin. Nhưng đó đang và sẽ là sự thật của 4 chậu dâu tây duy nhất hiện nay đang có trong vườn của Công ty Sinh học sạch Biofresh (nằm trong khu vực khu du lịch hồ Than Thở, Đà Lạt) và chuyện ấy cứ như là chuyện Phù Đổng vậy!

Anh Ngô Văn Sáu, xã Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang) cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

14 tấn dưa hấu vừa được một nhóm tình nguyện viên chuyển ra Hà Nội để tiêu thụ nhằm ủng hộ, giúp đỡ bà con nông dân vùng lũ Quảng Nam vào tối 6/4. Bắc – Trung hợp sức